992 lượt xem

Tìm hiểu về con tắc kè: Chuyên gia về màu sắc

con tắc kè

Con Tắc Kè được xem là chuyên gia về thay đổi màu da theo nhiều màu sắc khác nhau. Cùng 60giayonline.com tìm hiểu về loài vật đặc biệt này nhé.

Con Tắc kè có tên tiếng anh là Gecko

Phân loại và thức ăn của con tắc kè

Nó thuộc họ Tắc kè, bộ Lacertilia, lớp Reptilia. Loài tắc kè cũng được xem là một họ các loài thằn lằn cổ nhất trong nhóm các loài thằn lằn hiện đại. Tắc kè sống ở các vùng có khí hậu ẩm trên thế giới. Hiện nay có khoảng 1196 loài tắc kè khác nhau.

Loài tắc kè có tiếng kêu khá độc đáo, chúng dùng âm thanh để giao tiếp với nhau.

Thức ăn của tắc kè chủ yếu là: gián, dế mèn, châu chấu, sâu, mối, nhện…

Đặc điểm

Tùy từng loài tắc kè mà chúng có thân hình khác nhau. Tuy nhiên trung bình con đực có chiều dài từ 25 đến 40cm, con cái từ 20 đến 30cm, với trọng lượng khoảng từ 150 đến 300g.

Tuổi thọ trung bình của chúng là từ 7 đến 10 năm. Tuy nhiên có một số con được ghi nhận có thể sống tới 18 năm.

Tắc kè có cái đầu dẹt, hình tam giác nhọn về phía mõm, mắt màu nâu hoặc màu cam, con ngươi cử động lên xuống, mí mắt có màng trong suốt. Mắt tắc kè có độ tập trung rất cao.

Loài tắc kè phần lớn không có mí mắt mà có màng trong suốt, chúng làm sạch mắt bằng cách liếm. Có 2 chân trước và 2 chân sau, mỗi chân có 5 ngón xòe rộng ra, toàn thân có những vảy nhỏ lồi ra với nhiều màu sắc.

Đuôi loài tắc kè chiếm từ 25 đến 40% chiều dài của cơ thể. Khi đuôi của chúng bị đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.

Tùy thuộc vào trạng thái cơ thể, tâm trạng, độ ẩm, ánh sáng hay nhiệt độ của môi trường mà màu sắc cơ thể của tắc kè cũng có sự thay đổi khác nhau như: Màu xanh lá cây, màu đen, màu nau vàng…. Các tế bào của cơ thể chứa nhiều sắc tố nằm dưới lớp da giúp loài tắc kè có thể thay đổi màu sắc.

Khi tức giận tắc kè sẽ mở tế bào sắc tố nâu (melanin) và khiến cho cơ thể biến thành màu thẫm. Khi thư giãn tắc kè sẽ khiến tế bào dưới da mở sắc tố vàng hoặc xanh khiến màu da của nó có màu xanh dịu.

Khi đến mùa kích dục, tắc kè sẽ tạo ra nhiều màu sắc với những hoa văn khác nhau. Vào đêm tối nhiều loài tắc kè sẽ khiến da biến thành màu trắng.

Cũng có người nói rằng khi nhiệt độ tăng lên cao khiến các tế bào sắc tố da bị thu nhỏ lại. Màu da của tắc kè sẽ biến thành màu nhạt khi nhiệt độ hạ xuống, sắc tố da giãn rộng ra khiến màu da thẫm lại. Khi thời tiết khô ráo màu da của tắc kè trở nên trắng bệch.

Tập tính sinh sản

Tắc kè cái và tắc kè đực có hình dáng bên ngoài khá giống nhau nên nhìn bên ngoài con người khó có thể phân biệt và nhận biết được chúng. Tuy nhiên theo các chuyên gia nếu bạn muốn phân biệt giới tính của loài tắc kè thì hãy quan sát phần đuôi sát hậu môn.

Cách phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái, chúng ta cho con tắc kè nằm ngửa bụng, giữ cho tư thế nằm yên :

  • Con tắc kè đực đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao. Còn với con cái sẽ có đuôi thon và lỗ huyệt lép hơn.
  • Dưới lỗ huyệt của tắc kè có 2 chấm dưới huyệt, con đực chấm dưới huyệt to, lồi và đen, còn con cái chấm dưới huyệt mờ và lép.
  • Dùng ngón tay bóp chỗ phồng to ở gần đuôi, nếu là tắc kè đực thì có gai lòi ra màu đỏ thẫm, còn con cái không có.

Tới mùa giao phối, tắc kè cái sinh sản rất nhiều, khoảng từ 20 đến 50 trứng mỗi tháng. Tắc kè sẽ đào đất thành một cái hố và đẻ trứng xuống đó. Nếu chúng không có chiếc tổ đẻ thì chúng sẽ giữ trứng trong bụng mình cho đến chết.

Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm trứng sẽ nở, những con tắc kè con nhìn rất giống tắc kè mẹ. Và tắc kè con sẽ sống hoàn toàn tự lập ngay sau khi chúng được sinh ra.

Những khả năng đặc biệt

  • Tắc kè có khả năng dảo mắt 360 nhanh, chúng quan sát xung quanh bằng 2 hướng độc lập khác nhau.
  • Tắc kè có thị lực rất tốt, chúng có thể phát hiện những con mồi nhỏ ở cách chúng từ 5 đến 10m. Loài tắc kè cũng có khả năng phát hiện ra tia tử ngoại nữa đấy.
  • Tắc kè có thể thay đổi làn da từ 5 đến 7 màu. Màu sắc tùy thuộc vào môi trường hoạt động ( lẩn trốn kẻ thù, hay ngụy trang bắt con mồi….)
  • Tắc kè dù không có tai bên ngoài nhưng không phải chúng không bị điếc đâu nhé. Chúng có thể phát hiện ngay cả âm thanh ở tần suất 200 tới 600 hz đấy.
  • Lưỡi của tắc kè dài gấp 2 lần chiều dài cơ thể chúng. Chúng dùng lưỡi để dính và bắt con mồi trong khoảng cách từ 20 đến 30cm, lưỡi của nó dẻo như cao su và co giãn rất tốt.

Loài tắc kè rất đặc biệt đúng không? Bởi vì nó đặc biệt và có rất nhiều lợi ích nên chúng bị con người săn bắt và truy tìm rất nhiều, chúng ta cần chung tay để bảo vệ loài vật thần kỳ này nhé.

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *