5550 lượt xem

Khám phá những điều thú vị về Con Ngỗng bạn đã biết chưa

con ngỗng

Con Ngỗng – một loài chim có kích thước lớn tương tự như chim thiên nga. Nhưng có những điều thú vị về đặc tính của loài vật này mà ít ai biết được.

Tên tiếng anh là Goose.

Phân loại và thức ăn

Một loài chim được con người thuần hóa từ rất lâu và trở thành một loài gia cầm được con người chăn nuôi khá nhiều hiện nay.

Ngỗng có rất nhiều loài và mỗi vùng lại có một giống ngỗng khác nhau được thuần hóa. Ví dụ như ở Châu Âu người ta thuần hóa giống ngỗng xám, còn ở Châu Á người ta lại thuần hóa ngỗng thiên nga,….

Ngỗng được phân loại thành nhiều giống khác nhau như: Ngỗng Hunggary, ngỗng Reiland, ngỗng cỏ, ngỗng xám và ngỗng Trung Quốc.

Mỗi loài ngỗng lại mang những đặc trưng và hình dáng khác nhau tùy thuộc vào môi trường và khí hậu nơi chúng sinh sống.

Con ngỗng ăn gì, có thể nói ngỗng là một loài vật khá phàm ăn. Vì vậy mà thức ăn của Ngỗng khá đa dạng. Chúng thường ăn bèo, củ, quả, cỏ và rất nhiều loại rau. Không chỉ có vậy chúng cũng ăn rất nhiều loại hạt như ngô, lúa, lạc,…..

Đặc điểm

Đặc điểm chung của loài ngỗng là chúng có kích thước lớn và trông xa khá giống với chim thiên nga. Nhất là loài ngỗng thiên nga có màu trông trắng muốt. Về hình dáng ngỗng có thân mình to, cái đầu nhỏ, cổ dài và khá mảnh.

Trung bình một con ngỗng cái có cân nặng khoảng 3 – 4,5kg và mỗi năm chúng có thể đẻ từ 20-35 quả trứng, con đực có cân nặng trung bình từ 4 – 4,5kg

Ngỗng là loài vật rất dễ nuôi vì chúng không kén ăn như nhiều loài gia cầm khác và đặc biệt chúng cũng rất mau lớn.

Loài ngỗng được mệnh danh là những chiếc máy xén cỏ vì chúng có khả năng ăn cỏ mạnh hơn cả những con bò. Mặc cho cỏ non hay cỏ già chúng đều ăn rất tốt và chúng còn ăn luôn cả rễ cỏ.

Đây là loài gia cầm có khả năng tăng trọng rất mạnh nếu như chúng được đảm bảo nguồn thức ăn và không gian hoạt động.

Trung bình từ 10-11 tuần là ngỗng đã có thể đạt tới trọng lượng lớn gấp 40-45 lần so với trọng lượng cơ thể lúc mới nở. Chính vì vậy mà chúng được xem là loài gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Được biết ngỗng cũng là một tay giữ nhà rất cừ khôi, vì chúng rất hung dữ. Khi chúng nhận thấy sự xuất hiện của người lạ xung quanh lãnh thổ của chúng thì chúng sẽ rượt đuổi và tấn công cho đến khi kẻ lạ bỏ chạy.

Tập tính của loài ngỗng.

Chúng là loài vật khá thông minh. Vì vậy khi đi kiếm ăn chúng có thể nhớ đường và tự tìm đường về nhà sau vài lần làm quen. Chúng đặc biệt thích ăn cỏ vì vậy mà chúng không hề kén chọn thức ăn, dù cỏ non hay cỏ già thì đó đều là món khoái khẩu.

Ngỗng con khi biết ăn chúng chỉ ăn những loại rau mềm vì vậy thức ăn thích hợp với chúng là rau xà lách, rau diếp, bột gạo và cả bột ngô,…

Được biết là loài vật khá phàm ăn và có họ với vịt và thiên nga nhưng loài ngỗng ngoài việc ăn cỏ và ăn những thức ăn do con người cung cấp. Chúng không có tập tính kiếm ăn vì vậy mà khi xuống nước chúng chỉ dành thời gian để bơi lội. Tuy nhiên đừng vì vậy mà đánh giá khả năng kiếm ăn của ngỗng.

Sau khi đã ăn no chúng sẽ xuống ao, hồ để tắm rửa, vệ sinh bộ lông và tìm bóng râm để nghỉ ngơi.

Vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể của ngỗng thân nhiệt khá kém. Vì vậy chúng sẽ nằm đè lên nhau để tăng cường nguồn nhiệt và che chắn cửa chuồng để giữ nhiệt.

Khi vào mùa sinh sản ngỗng thường xuống ao bơi lội và giao phối sau đó chúng lại lên bờ để đẻ trứng.

Ngỗng giao phối và sinh sản trong những khoảng thời gian nhất định từ tháng 9 đến tháng 4 của năm sau. Và chúng thường đẻ tới 3 lứa trong khoảng thời gian này.

Thông thường lứa trứng thứ 2 sẽ chất lượng hơn so với 2 lứa còn lại.Ngỗng con khi đạt tới 210 – 250 ngày tuổi là có thể giao phối và sinh sản. Tuy nhiên nếu tính đến độ tuổi trưởng thành thì phải tới 2 năm tuổi.

Trên đây là những đặc điểm cũng như đặc tính về loài ngỗng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới mọi người. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho những ai đang cần tìm hiểu về loài vật này.

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *