8849 lượt xem

Xem bản đồ Việt Nam các tỉnh thành mới nhất 2019

bản đồ việt nam

Việt nam là 1 đất nước nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc Đông nam Á. Lãnh thổ của Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Đông Dương.

Trên bản đồ các tỉnh thành của Việt Nam hiện nay, có tất cả 63 tỉnh và thành phố với Thủ đô là Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu thông tin, đặc điểm bổ ích của các tỉnh thành qua bản đồ Việt Nam mới nhất hiện nay.

Tổng quan chung về Việt Nam:

HIện nay , tổng dân số Việt Nam là 96 triệu người( theo số liệu cập nhập mới nhất năm 2018), chiếm 1.27 % dân số thế giới. Với diện tích là 331.698 km² ( khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển). Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia.

Địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích, đồng bằng và trung du chỉ có 1/4 diện tích cả nước. Chính vì vậy mà đa số các tỉnh và thành phố Việt Nam có địa hình và phong tục khá đa dạng, phong phú.

bản đồ việt nam các tỉnh thành

Những công cụ xem bản đồ việt nam chuẩn nhất hiện nay:

Để xem được bản đồ Việt Nam, có rất nhiều công cụ hỗ trợ rất tốt. Chỉ cần 1 chiếc điện thoại hay máy tính có kết nối mạng là bạn có thể xem chi tiết bằng nhiều cách như xem bằng vệ tinh, hình vẽ…

Bạn có thể xem bản đồ Việt Nam tại Google Maps Việt Nam dưới đây:

Có lẽ khi nhắc đến bản đồ vệ tinh, không ai là không biết đến ứng dụng cực kỳ thông minh và tiện ích của Google.

Ứng dụng vietbando:

Google maps  có dung lượng lớn, chính vì vậy đôi khi có hiện tượng giật lắc trong quá trình sử dụng. Bạn có thể xem bản đồ Việt Nam với ứng dụng gọn nhẹ, hỗ trợ chi tiết tại Việt Nam là vietbando. Ứng dụng này có thể xem trực tiếp trên web, bạn có thể truy cập đến : maps.vietbando.com

Ứng dụng xem bản đồ Việt nam diadiem:

Đây là ứng dụng rất hay mà bạn nên dùng, gọn nhẹ, có hỗ trợ tiếng Việt. Thường xuyên cập nhập thông tin chính xác bản đồ Việt nam.

BẢN ĐỒ VIỆT NAM CHI TIẾT

Bạn có thể thấy bản đồ Việt Nam được chia thành 3 miền trọng điểm bao gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi 1 miền có 1 thành phố kinh tế phát triển mạnh như : Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

bản đồ việt nam 1.1

KHU VỰC BẮC BỘ

Miền Bắc Việt Nam luôn được coi là trọng yếu của đất nước với trung tâm hành chính chính trị, kinh tế , văn hóa là Hà nội. Bắc bộ được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm,dựa vào địa hình tự nhiên và đặc điểm phát triển kinh tế các tỉnh thành.

Tây Bắc Bộ: Gồm có các tỉnh thành như : Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái.

bản đồ việt nam 1.2

Bản đồ Tây Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng: bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: thủ đô Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

bản đồ việt nam 1.3

Bản đồ Khu vực Đồng bằng sông Hồng

** Thủ đô Hà Nội: 

Bản đồ Hà Nội

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú giúp nơi đây sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, với diện tích lớn nhất nước và có dân số đứng thứ nhì (8.215.000 vào năm 2018) sau thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dân số thực tế là hơn 9 triệu người nếu tính luôn những người cư trú nhưng không đăng ký.

Đông Bắc Bộ: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh.

bản đồ việt nam 1.4

Bản đồ Đông Bắc Bộ

Các tỉnh thành Nam Trung bộ:

Cũng giống như miền Bắc, Nam Trung Bộ được chia thành 3 vùng kinh tế nhỏ, gồm có :

Bắc Trung Bộ: gồm có 6 tỉnh như Nghệ An, Thanh hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa thiên-Huế

bản đồ việt nam 2.1

Bản đồ Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên : Với 5 tỉnh trải dài từ Bắc xuống Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

bản đồ việt nam 2.2

Bản đồ Tây Nguyên

Duyên hải Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ: gồm có các tỉnh thành như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Phú Yên, Bình Định.

bản đồ việt nam 2.3

Bản đồ duyên hải Nam Trung bộ và Trung Trung bộ

** Thành phố Đà Nẵng:

Bản đồ thành phố Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch, y tế chuyên sâu của khu vực Miền Trung và cả nước.

Đà Nẵng chính là thành phố quan trọng nhất miền Trung, là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng được xem là “thành phố đáng sống nhất” của Việt Nam.

Chính là nhờ vào sự tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao an sinh xã hội và cải thiện môi trường. Vào năm 2018, Đà Nẵng là đại diện Việt Nam lọt top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Live and Invest Overseas (tạp chí du lịch danh tiếng)bình chọn.

Nam bộ:

Bao gồm 2 vùng kinh tế chủ đạo với tiềm lực kinh tế tập trung như : Tây Nam Bộ và đông Nam bộ

Đông Nam bộ (thường được gọi là Miền Đông): Gồm có thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh.

bản đồ việt nam 3.1

Bản đồ Đông Nam Bộ

** Thành phố Hồ Chí Minh:

Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay vẫn còn được gọi với tên cũ là Sài Gòn, là thành phố có dân số và nền kinh tế lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

Tây Nam Bộ(hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long): Bao gồm 1 thành phố thuộc Trung Ương là Cần Thơ, còn lại là 12 tỉnh như Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp,Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và đất mũi Cà Mau.

bản đồ việt nam 3.2

Bản đồ Tây Nam Bộ

Mỗi tỉnh thành trên bản đồ Việt Nam đều có nền văn hóa và kinh tế đặc trưng, hợp thành nguồn lực phát triển kinh tế cả nước. Trên đây là thống kê về thành phố và các tỉnh trên cả nước, hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn

 

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *