Đối với những người công tác trong ngành xây dựng như chủ đầu tư, nhà thầu, thợ xây, cung cấp vật liệu xây dựng thì việc tuân thủ các thông tư, nghị định, công văn của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Qua bài viết sau đây, 60giayonline.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các điểm nổi bật của nghị định 59/2015.
Nghị định 59/2015 là gì?
Nghị định 59/2015 là một nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ký bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được Chính phủ công bố vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5 tháng 8 năm 2015.
Nghị định 59/2015 ban hành dựa trên những yếu tố sau:
- Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ (ngày 25 tháng 12 năm 2011)
- Căn cứ vào Luật Xây dựng (ngày 18 tháng 6 năm 2014)
- Căn cứ vào Luật Đầu tư công (ngày 18 tháng 6 năm 2014)
- Căn cứ vào Luật Quy hoạch đô thị (ngày 17 tháng 6 năm 2009)
- Xét theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ xây dựng
- Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng được Chính phủ ban hành
Bên cạnh đó, quản lý dự án bao gồm các giai đoạn sau:
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án
- Thực hiện dự án
- Kết thúc xây dựng
- Đưa dự án vào khai thác sử dụng
Như vậy, việc quản lý dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ những hoạt động của quy trình lập kế hoạch cho dự án, theo dõi tiến độ, giám sát và kiểm soát tất cả mọi vấn đề liên quan đến dự án, mục đích là giúp dự án được hoàn thành đúng thời hạn, đạt tiêu chuẩn về ngân sách.
Những điểm cần lưu ý trong Nghị định 59/2015
Nội dung quản lý dự án là gì?
Theo Nghị định 59/2015, nội dung cần quản lý của dự án đầu tư xây dựng công trình là:
- Phạm vi, khối lượng và kế hoạch công việc
- Tiến độ thực hiện công dự án
- Chất lượng của việc xây dựng
- An toàn lao động, an toàn thi công xây dựng dự án
- Chi phí đầu tư cho việc xây dựng
- Kiểm soát rủi ro
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong khi xây dựng dự án
Và những yếu tố trên cần được thực hiện bởi chủ đầu tư hoặc bàn giao cho tổng thầu, ban quản lý, tư vấn của dự án.
Những giai đoạn của việc quản lý dự án
- Giai đoạn hình thành và phát triển dự án: Lập và nghiên cứu kế hoạch dự án ở giai đoạn tiền khả thi; lập và nghiên cứu kế hoạch dự án ở giai đoạn khả thi; xem xét, quyết định đầu tư vào dự án; đánh giá dự án, tính tổng đầu tư; lập phương án giải phóng và đền bù mặt bằng; xây dựng các công việc của những công tác quản lý đầu tư xây dựng theo giai đoạn.
- Giai đoạn thi công dự án: thuê đất hoặc giao đất, chuẩn bị mặt bằng để thi công, và và tháo dỡ bom mìn nếu khu đất có; khảo sát việc xây dựng; thiết kế và dự toán xây dựng, cấp giấy phép xây dựng; chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng; thi công công trình và giám sát việc thi công; tạm ứng cho khối lượng đã hoàn thành; nghiệm thu, bàn giao và sử dụng; vận hành và chạy thử công trình để thử nghiệm.
- Giai đoạn kết thúc dự án: Nghiệm thu, bàn giao công trình; quyết toán hợp đồng; thực hiện các hoạt động bảo trì và bảo hiểm cho công trình xây dựng.
Như vậy, qua những thông tin mà 60giayonline vừa cung cấp, chắc hẳn các bạn đọc đã nắm rõ những vấn đề quan trọng, cần lưu ý của Nghị định 59/2015. Đội ngũ chúng tôi cũng trân thành cảm ơn sự đóng góp chuyên môn từ công ty bds meeyland.
Việc xây dựng một công trình là vấn đề quan trọng, các công tác quản lý dự án phải tuân thủ những quy định của Nhà nước để đảm bảo an toàn xây dựng và bảo vệ môi trường cùng nhiều yếu tố khác.
Leave a Reply