864 lượt xem

Những lỗi vi phạm giao thông NHỎ nhưng bị PHẠT NẶNG

Phần lớn những người tham gia giao thông đều đã có bằng lái, nhưng vẫn chưa nắm rõ mức phạt cho các lỗi vi phạm giao thông thường gặp như: Chạy quá tốc độ, chạy xe vào đường cao tốc, không gạt chân chống khi chạy xe…Tin tức 60giayonline mời các bạn tham khảo danh sách các mức phạt lỗi vi phạm giao nhỏ nhưng bị phạt nặng mà tài xế hay mắc phải.

Không mang theo giấy tờ xe

lỗi không mang theo giấy tờ xe

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đem theo:

  • Giấy đăng ký xe;
  • Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy).
  • Giấy đăng ký xe:

 Đối với ô tô:

  • Không có: Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).
  • Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

Đối với xe máy:

  • Không có: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
  • Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
  • Bằng lái xe:

Đối với ô tô:

  • Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
  • Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

Đối với xe máy:

  • Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
  • Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
  • Bảo hiểm xe máy
không mang bảo hiểm xe

Đối với ô tô:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

Đối với xe máy:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Chạy quá tốc độ quy định

Chạy quá tốc độ quy định

Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô  chuyên dùng phải tuân thủ về tốc độ xe chạy trên đường, đồng thời nghiêm cấm hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý rất nặng:

Đối với xe máy

  • Từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h
  • Từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20 km/h
  • Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

Đối với xe ô tô

  • Cụ thể mức phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm chạy quá tốc độ được quy định như sau:
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng

>>> Xem thêm: Những lỗi vi phạt giao thông tài xế thường chủ quan để bị phạt nặng

Chạy xe máy vào đường cao tốc

Tại khoản 4, điều 26, luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”. 

Vì vậy, hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng; hình phạt bổ sung là sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Chạy xe máy vào đường cao tốc

Không gạt chân chống khi chạy xe

lỗi không gạt chân chống

Nhiều người khi đi xe máy thường quên gạt chân chống lên. Đây thực tế là một hành vi rất nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện và cả những phương tiện khác nhất là khi bạn chuyển hướng tại giao lộ. 

Nên nghị định 46 quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. 

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. 

Không bật đèn xe đúng giờ

Tại điểm C, khoản 2, điều 6, nghị định 46, quy định xe máy không bật đèn từ 19 giờ hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng.

không bật đèn xe đúng giờ

Còn tại điểm g, khoản 3, điều 5, nghị định 46 quy định xe ôtô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng. Khi có sương mù phải bật đèn xe.

Uống rượu bia khi lái xe

Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định các mức phạt nặng đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu 

 Đối với xe máy: 

  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định)
  • Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với ô tô: 

  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
  • Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Quay đầu xe ô tô trái phép

Điểm I, điểm K, khoản 2, điều 5, nghị định 46 quy định phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô mà quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư; quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”. 

Còn tại điểm h, khoản 2, điều 6, nghị định 46 quy định phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe máy mà quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư. 
Như vậy, Tin tức 60giayonline đã tổng hợp những lỗi vi phạm giao thông nhỏ nhưng bị phạt nặng của xe ô tô và xe máy. Bạn nên lưu ý để tránh bị phạt nhé. Mời bạn truy cập thêm Tạp chí lái xe để cập nhật tin tức.

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *