1170 lượt xem

Marketing mix là gì trong chiến lược marketing?

marketing mix

Trong quá trình làm marketing, chúng ta thường xuyên nghe các doanh nghiệp nhắc đến thuật ngữ “marketing mix” khi tư vấn marketing hoặc đề xuất các hướng quảng cáo cho phòng kinh doanh. Thế nhưng, rất ít bạn học ngành này hiểu marketing mix là gì? Hôm nay chúng là cùng tìm hiểu thuật ngữ này có vai trò gì trong chiến lược của doanh nghiệp.

Định nghĩa Marketing mix là gì?

Khái niệm về marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Năm 1953, Neil Borden – chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã đưa thuật ngữ này vào sử dụng lần đầu tiên. Sau đó, nó được lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.

Năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy đề nghị phân loại theo 4P (đó là: Product – sản phẩm, Price – giá cả, Place – Phân phối, Promotion – xúc tiến).

Và gần đây các chuyên gia trong ngành còn bổ sung thêm vào mô hình này thêm 3 chữ P khác nữa ( đó là:: Process – quy trình, People – con người, Physical Evidence – bằng chứng vật lý, tạo thành mô hình 7P, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả cho hoạt động tiếp thị.

Vai trò 7P trong chiến lược marketing

marketing mix

Product – Sản phẩm

Khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị hình thành một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình được gọi là sản phẩm . Điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần.

Còn các dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng… được gọi là sản phẩm vô hình. Ta cũng có thể hình dung một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price – Giá cả

Chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp được gọi là giá bán. Trong đó bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm, … kể cả giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm chính là yếu tố xác định nên giá.

Trong một môi trường cạnh tranh, việc định giá không những mang tính thách thức cho doanh nghiệp mà còn vô cùng quan trọng.

Để có lợi nhuận, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí khi đặt giá quá thấp. Nhưng cũng rủi ro, nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá cả luôn bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,… và cả những vấn đề cạnh tranh liên quan.

Place – Phân phối

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing hoặc chiến lược marketing mix nào chính là việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu.

Nó thường được gọi là các kênh phân phối, nơi đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Có thể bao gồm các cửa hàng ảo trên Internet hoặc bất kỳ cửa hàng vật lý nào đang tồn tại.

Promotions – xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng

Những hoạt động bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ… đều là hỗ trợ bán hang. Tất cả các hoạt động này đều nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.

Các hoạt động cụ thể có thể nói đến như:

  • Quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí cho những người theo dõi truyền thông.
  • Đưa hình ảnh sản phẩm lên các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh quảng cáo.
  • Tài trợ cho các chương trình truyền hình, các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi.
  • Đẩy mạnh tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết
  • Bán hàng qua điện thoại
  • Bán hàng qua thư trực tiếp
  • Mang sản phẩm giới thiệu tận nhà
  • Gởi catalog cho khách hàng
  • Tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng.

Process – Quy trình

Là các quy trình và hệ thống trong tổ chức có tầm ảnh hưởng đến quá trình marketing bao gồm: tiến trình thực hiện, cải cách quy trình sản phẩm/hàng hóa, quy trình thực hiện nhiệm vụ,..

Physical evidence – Bằng chứng vật lý

Là các yếu tố hỗ trợ chiến lược marketing bao gồm: Cở sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật,… như của cửa hàng, mặt bằng, biển hiệu, trang phục nhân viên mặc,…

People – Con người

Là những chính sách để phát triển nhân lực Marketing nói riêng và nhân sự của công ty nói chung để phát triển doanh nghiệp.

Nếu mô hình 4P đầu được nhìn nhận và được đánh giá bởi góc nhìn chủ quan từ doanh nghiệp. Thì với chiến lược của 3P sau chỉ mang lại thành công khi doanh nghiệp hoạch định, triển khai dưới góc nhìn khách quan từ phía khách hàng và người tiêu dùng.

Marketing Mix với sự kết hợp 4P – 4C

marketing mix

Marketing hỗn hợp là việc phối hợp mô hình 4P trong một chiến lược marketing duy nhất để đạt được hiệu quả và thành công.

Việc kết hợp mô hình 4P với khái niệm 4C được các chuyên gia marketing đưa ra, khi bắt cặp với nhau một cách có dụng ý để giúp những marketer xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xem khách hàng là trọng tâm trong việc hoạch định chiến lược tiếp thị với quan điểm xuyên suốt ” luôn hướng về khách hàng”.

Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) – Product (sản phẩm)

Cặp C-P đầu tiên: Muốn đạt được hiệu quả tốt khi áp dụng mô hình kết hợp C-P này, bắt buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ những nhu cầu thiết yếu của khách hàng.

Từ đó, đưa ra các giải pháp tốt nhất để đáp ứng nó. Bởi trong sự kết hợp này mục đích chính là giải quyết những nhu cầu thiết thực về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, chứ không phải chỉ vì mục đích lợi nhuận, kiếm lời. Do đó, mỗi sản phẩm được tung ra thị trường phải thực sự là giải pháp tối ưu cho khách hàng và doanh nghiệp.

Customer Cost (chi phí của khách hàng) – Price (giá)

Với cặp C-P thứ hai: Nó thể hiện quan điểm “chi phí mà người mua sẽ bỏ ra chính là giá trị của sản phẩm”. Chi phí đó bao gồm: chi phí mua sản phẩm, chi phí vận hành, sử dụng, và cả chi phí hủy bỏ sản phẩm. Do đó, chi phí khách hàng bỏ tiền ra mua phải phù hợp với lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người mua.

Convenience (thuận tiện) – Place (phân phối)

Cặp C-P thứ ba: Đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ như: việc phân phối và mở rộng các hệ thống siêu thị điện máy. Hệ thống nào có nhiều cửa hàng được mở rộng và bố trí ở nhiều nơi với vị trí thuận lợi cho người tiêu dùng thì sẽ có nhiều khách hàng ghé tới.

Communication (giao tiếp) – Promotion (khuyến mãi, truyền thông)

Cặp C-P cuối cùng: Chính là yêu cầu sự tương tác, giao tiếp 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, doanh nghiệp phải biết cách nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm sẽ đáp ứng những nhu cầu của họ.

Để tạo nên hiệu quả của một cuộc chiến lược truyền thông thì cần biết các kết hợp sự tương tác hai chiều giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng. Như vậy, sẽ giúp các doanh nghiệp và khách hàng cảm nhận và hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng, cũng như các sản phẩm/dich vụ, thương hiệu hướng tới khách hàng.

Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông.

Để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các doanh nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng.

Từ đó, sẽ phân tích phản ứng của khác hàng để đưa ra đánh giá, đo lường kết quả của các đợt truyền thông nhằm có sự hiệu chỉnh cần thiết cho chiến dịch marketing.

Đối với những doanh nghiệp thưc hiện hình thức quảng cáo một chiều, không hướng tới nhu cầu của người dùng. Quảng bá bất chấp dưới mọi hình thức với thông điệp không rõ ràng, gây rối loạn thông tin, thậm chí gây phản cảm cho khách hàng thì sẽ phá hủy đi tác dụng mà công tác truyền thông mang lại.

Từ góc nhìn khách quan của khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Với mức chi phí mà khách hàng có thể chấp nhận; được phân phối ở những nơi thuận tiện cho khách hàng; thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo phù hợp, đúng mục đích và hướng tới người tiêu dùng.

Như vậy, marketing mix chính là việc sử dụng hỗn hợp các công cụ và các hình thức marketing để tạo sự nhất quán và đồng bộ trong chiến dịch kinh doanh, từ đó sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

Hi vọng những chia sẻ về marketing mix là gì nêu trên sẽ giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh. Thực trạng hiện tại của ngành marketing cũng chưa đào sâu vận dụng hình thức marketing mix nhiều nên dạng này còn khá mới. Nếu bạn là người đi đầu trong lĩnh vực này thì cơ hội thành công càng cao.

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *