• Trang chủ
  • Marketing
  • Marketing là gì? Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp
1012 lượt xem

Marketing là gì? Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp

marketing là gì

Bước vào lớp 12, nhiều bạn phải định hướng cho mình các công việc cụ thể làm hành trang cho mình sau này. Các bạn luôn nghe khá nhiều cụm từ về marketing. Đây được xem là một ngành “hot” trong kinh doanh. Vậy marketing là gì? Chúng ta cùng chia sẻ qua bài viết bên dưới nhé!

Định nghĩa Marketing là làm gì?

Theo cách hiểu thuần túy thì marketing được hiểu là sự nhận biết được những gì mà con người và xã hội cần có.  Theo đó, ta nhận thấy một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu tiêu dùng hoặc không mang lại lợi ích cho xã hội sẽ không bán được, dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc không có lãi cho doanh nghiệp.

Và đương nhiên, dẫn đến những hệ quả sâu xa hơn là sản xuất sẽ không có lợi và sinh lời cho doanh nghiệp. Vậy nên, định nghĩa về marketing đơn giản là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi cho sản phẩm/ dịch vụ/ vấn đề…

Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp

Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu rõ hơn về marketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, thuộc thành phần nào? Họ cần gì và muốn gì? Ta sẽ làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh.

  • Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng cần.
  • Đề xuất mức giá bán người tiêu dùng có thể chấp thuận trả.
  • Mang sản phẩm/ dịch vụ đến với người tiêu dùng
  • Để khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của bạn, cần ung cấp thông tin như thế nào để thu hút khách hàng. Đây chính vai trò của marketing với doanh nghiệp.
  • Đánh giá được đâu là thị trường người tiêu dùng hiện hữu hay tiềm năng
  • Nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng là gì?
  • Làm hài lòng những nhu cầu của khách hàng là như thế nào?- Đây là chức năng của marketing. Bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp có giá trị với khách hàng hay không? Công ty có thể trao đổi tương tác với người tiêu dung cách nào? Và ngoài ra chúng ta có thể cung ứng những sản phẩm/ dịch vụ có giá cả cạnh tranh hơn được không?… trả lời được những câu nỏi này chính là mục tiêu marketing trong thị trường.
  • Tại sao khách hàng nên tìm tới chúng ta mà không phải là một nhà cung ứng nào khác?

Chúng ta thấy có vô số những câu hỏi được đặt ra, ngoài những câu hỏi trên nữa, mới có thể trả lời được một thị trường có thực sự là tiềm năng hay không? Đánh giá về marketing là gì của một doanh nghiệp chủ yếu nằm ở đây?

Những ví dụ bên trên mới chỉ là phần nghiên cứu thị trường của ngành marketing, nhưng để hiểu sâu xa về sự rộng lớn của ngành này, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm sau:

Khái niệm cốt lõi của Marketing (Marketing Originals)

Chúng ta có 03 khái niệm cốt lõi cần lưu ý:

Nhu cầu : đây là trạng thái thiếu hụt sự hài lòng thiết yếu hàng ngày như thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quí trọng từ môi trường, bản thân…

Mong muốn : chính là làm thỏa mãn được những nhu cầu sâu xa hơn, là sự ao ước có được những thứ cụ thể như ăn Hamburger, Pierre Carding, đi Mercedes… Đó là mong muốn chưa được phát triển và họ đang khao khát có được.

Yêu cầu : chính là những khao khát, mong muốn có được những sản phẩm cụ thể, được hậu thuẫn của khả năng và thái độ của bản thân sẵn sàng mua chúng. Thế nên, mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hoặc khả năng từ nhiều phía hỗ trợ.

Tháp nhu cầu Maslow

Một số định nghĩa khác:

Sản phẩm : để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn bang bất cứ thứ gì có thể chào bán chính là sản phẩm.

Giá trị : là nhận định của người sử dụng về khả năng cung cấp lợi ích chung nhất của sản phẩm cho họ.

Thị trường: là môi trường tập hợp những người tiêu dùng tiềm ẩn, cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sang cần được thỏa mãn. Đồng thời, tại môi trường này marketing có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của môi trường đó.

Marketing là gì?

Từ những nhận định trên, khá nhiều nhà kinh tế học và thương gia đã đưa ra ý nghĩa của marketing như:

  • Theo Adcoketal thì marketing là việc một sản phẩm tốt được bán ở những nơi thuận tiện, cần cho đúng người mua với mức giá hợp lý và phải chăng.
  • Theo Kotler năm 1980 thì marketing là những hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, hướng tới khách hàng thông qua quá trình trao đổi tương tác với khách hàng.
  • Theo American Marketing Association – Hiệp Hội Marketing Mỹ năm 2008 đưa ra nhận định một cách cụ thể thì marketing là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, hơn nữa là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau. Mà kết quả cụ thể là để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông.

Ngày nay, có nhiều phương thức làm marketing khác nhau: từ Marketing gián tiếp đến Marketing trực tiếp, từ Marketing truyền thống dần mở rộng ra Markting Online trông thời đại công nghệ 4.0

Định nghĩa về marketing là gì không quá xa lạ với dân kinh tế, nhưng để có sự nhận định cụ thể, rõ ràng thì cần phải đi vào thực tế. Lý thuyết là cái chung, nhưng cách nhìn nhận thì phải do bản thân của doanh nghiệp và tổ chức marketing của doanh nghiệp đó.

Hi vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu và thực hành đúng vai trò nhân viên phòng quảng bá thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *