1872 lượt xem

Con rồng có thật hay chỉ là trong trí tưởng tượng

con rồng

Con rồng là loài vật trong truyền thuyết và được mọi người đa phần đều biết đến. Cùng 60giayonline tìm hiểu về loài vật này qua những câu chuyện dưới đây.

Con rồng có tên tiếng anh là Dragon

Truyền thuyết về con rồng

Loài rồng được xuất hiện nhiều trong các truyện cổ tích phương Đông và phương Tây. Hình ảnh loài rồng được miêu tả là một loài linh vật bí ẩn và có sức mạnh phi thường.

Rồng Châu Á rất khác biệt so với những loài khác. Chúng biết bay, hình rắn, có vảy cá, sừng của hưu, bờm sư tử.

Tuy nhiên truyền thuyết về loài rồng ở các nước phương Tây là một loài vật hung dữ, tàn ác. Còn rồng ở Châu Á là một linh vật thiêng liêng được mọi người tôn kính.

Loài rồng ở phương đông được ưu chuộng và được xem là biểu tượng của sự cao quý. Từ thời xa xưa, con người đã thờ cúng và sùng bái rồng. Thậm chí đến ngày hôm nay nhiều cặp gia đình ở Châu Á mong ước sẽ sinh con vào năm Thìn ( năm con rồng) để được gặp nhiều may mắn và thành công.

Phân loại rồng

Rồng mang trong mình 4 sức mạnh của thiên nhiên. Bốn sức mạnh này thể hiện 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Nước, Lửa, Gió và Đất.

Nhìn vào 4 sức mạnh mà con người tưởng tưởng ra nhiều loại rồng khác nhau

  • Rồng đất: sống ở những hang động sâu thẳm trong núi rằng hoặc trong các thung lũng lớn.
  • Rồng nước: sống ở bờ biển hay phía sâu dưới biển sâu rộng lớn.
  • Rồng Lửa: sống trong hang núi lửa.
  • Rồng gió: sống ở nơi núi cao chót vót.

Những ghi chép về loài rồng

Theo dân gian có rất nhiều ghi chép về loài rồng trong lịch sử, những ghi chép được lưu vào sử sách.

Thời Tấn ccó xuất hiện một con rồng vàng tại Xích Thủy, Vũ Dương. Nó đã ở lại đây 9 ngày rồi mới bay đi.

Trong sách “ Tấn thư” có ghi vào tháng 4 năm Vĩnh Hoà, triều Đông Tấn có xuất hiện 2 con rồng, một con màu trắng, một con màu đen ở núi Long Sơn. Lúc đó hoàng đế nước Yên là Mộ Dung Hoảng nghe tin đã dẫn các quan trong triều tổ chức lễ tế cách 200 thước. Sau đó 2 con rồng đã cùng nhau bay lên không trung.

Trong sách “Tuyên thất chí” ở nhà Đường có ghi rằng một con rồng xuất hiện và rất nhiều người dân nhìn thấy cảnh đó. Con rồng có quan hệ mật thiết với thời tiết, mỗi khi con rồng xuất hiện thì trời sẽ mưa.

Trong triều nhà Minh và triều nhà Thanh có ghi chép các trường hợp nhìn thấy rồng. Năm Sùng Trinh thứ 4, có ghi rằng một con rồng lớn được mọi người nhìn thấy trên hồ Kỳ Long, phía đông nam của huyện Thạch Bình, Vân nam.

Trong sách có ghi chép về nó như sau: “Râu, chân và vảy rồng đều có màu trắng toát và dài đến vài chục mét”……..

Rồng có thật không hay chỉ là trong tưởng tượng

Trong thời cổ đại, nhiều người nghĩ rằng loài rồng là loài vật thiêng liêng, có khả năng tàng hình. Nếu chúng nguyện ý thì chúng ta mới có thể thấy nó, vì vậy người cổ đại tin rằng thấy rồng thì sẽ thấy điềm lành.

Hiện này các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch, loài rồng xuất hiện từ kỉ Phấn Trắng ( cùng thời kì với khủng long và bọ sát).

Loài rồng có đôi cánh giống như khủng long bay giúp con rồng bay lượn. Chúng có thể phun khí metan với số lượng lớn, khi khí metan gặp oxi sẽ bùng cháy nên ngọn lửa.

Loài rồng Komodo ở Indonesia được cho là một chứng minh rất rõ ràng về sự tồn tại của loài sinh vật huyển bí này.

Thời trung cổ người Viking đã thấy sự tồn tại của loài rồng biển và thực tế loài rồng biển này có thật. Nó từng xuất hiện ở bờ biển phía Tây và Nam Australia.

Bởi do con người thêm thắt những điều phi lí khiến cho loài rồng trở thành linh vật, bí ẩn và sức mạnh phi thường khiến cho con người dần dần tin rằng con rồng chỉ có ở trong truyền thuyết.

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *