2123 lượt xem

Tổng hợp về Con rắn: Phân loại, Đặc điểm, Thức ăn

con rắn

Con Rắn chia làm hai loại: rắn độc và không độc vậy liệu bạn đã hiểu hết về loài này chưa? Nếu chưa hay cùng tìm hiểu chi tiết với 60giayonline.com nhé.

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng loài rắn được tiến hóa từ loài khủng long, các loài bò sát ngày nay không được tiến hóa từ khủng long. Các loài bò sát bao gồm rắn có chung tổ tiền vào 280 triệu năm trước nhưng sau một thời gian bắt đầu phân hóa thành từng nhóm.

Con Rắn tiếng anh được gọi là : Snake

Phân loại con rắn và thức ăn của chúng

Rắn là loài thuộc nhóm động vật bò sát ăn thịt, thân hình tròn dài và không chân, rắn thuộc bộ Serpentes. Có thể phân biệt với các loài không chân như thằn lằn bằng cách vẻ ngoài đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài.

Trên thế giới có khoảng 3.500 loài rắn khác nhau, trong đó có tới 450 loài rắn độc. Ở tại Việt Nam có tới 195 loài rắn khác nhau. Trong đó có tới 41 loài rắn độc, 24 loài rắn biển, 116 loài rắn nước và 17 loài rắn cạn.

Thức ăn chủ yếu của rắn là ếch, chuột, sâu bọ, cóc nhái, chuột….hay những động vật nhỏ, nhưng cũng có loại rắn chuyên ăn loài tảo xanh. Đặc biệt hơn rắn hổ chúa còn chuyên đi săn đồng loại của mình nữa.

Đặc điểm.

Loài rắn động vật không xương, không chân và có màng ối, ngoại nhiệt cũng như các lớp vả xếp chồng lên nhau để che phủ cơ thể của nó. Nhiều loài rắn có cấu tạo hơi khác nhau, có loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn, cặp hàm linh động để giúp chúng nuốt những con mồi to lớn hơn so với cơ thể của mình.

Ở Loài rắn các cơ quan có căp đôi ( như thận) của rắn được sắp xếp theo kiểu cái này nằm trên cái dưới thay vì nó nằm ngang ở hai bên. Phần lớn loài rắn chỉ hoạt động một phổi thôi.

Đuôi ở các loài rắn thì tùy thuộc vào từng loài, chiều dài đuôi thường ngắn hơn chiều dân thân mình của rắn rất nhiều.

Lưỡi của rắn rất thon thả, đầu lưỡi rắn chẻ đôi thành 2 như hình cái nỉa. Khi đi chuyển loài rắn sẽ thè ra và đưa qua để ngửi mùi vị là các phân tử hóa học trong không khí nhằm để phát hiện những con mồi hay cảm nhận những nguy hiểm xung quanh. Lưỡi chính là giác quan khứu giác và vị trí chính xác của loài rắn.

Rắn có nọc độc thường thuộc các họ Viperidae (Họ Rắn Lục), Hydrophiidae (Họ Rắn Biển), Colubridae (Họ Rắn Nước), Elapidae (Họ Rắn Hổ), chiếm khoảng ¼ tổng số tất cả các loài rắn trên thế giới. Ngoài bộ răng thường rắn này còn có thêm 2 răng nọc to lớn

Răng nọc trước hàm nằm ở hàm trên ngay phía trước, những chiếc răng nọc độc này thường rỗng. Bên trong răng có ống dẫn nọc nối từ tuyến nọc độc. Răng nọc hàm trước thường thuộc họ Hydrophiidae, Elapidae….

Răng nọc sau hàm thường nằm sâu phía trong miệng rắn, cong về phía cổ họng. Loại răng nọc sau hàm thường ngắn hơn răng nọc trước hàm. Răng nọc sau hàm không có ống rỗng bên trong, nọc từ tuyến nọc theo một rãnh dọc chạy theo phía sau răng nọc. Răng nọc hàm sau thường thuộc họ Colubridae.

Một cú đớp của rắn trong giây lát không chỉ giết chết mà còn bắt đầu giúp rắn tiêu hóa con mồi trước khi chúng đưa con mồi vào miệng ăn.

Thành phần nọc độc của rắn rất phức tạp, nọc độc của bất cứ loài rắn nào đều chứa đến 300 hợp chất khác nhau. Chúng tấn công mục tiêu trên cơ thể con mồi khiến con mồi bị tê liệt.

Giác quan của loài rắn rất thần lỳ, nhiều loài rắn có cơ quan cảm giác nhận biết xung quang khi con mồi thở hay tim ngừng đập. Nhiều loài rắn cũng sử dụng cơ quan cảm giác để cảnh báo mỗi nguy hiểm, dò sự rung của mặt đất. Tai của rắn bị giảm đi, ít loài rắn ngốc đầu lên không.

Xương hàm dài, mỏng và hay tiếp xúc mặt đất để phát hiện các xung đột trên mặt đất thẳng đến tai của nó.

Top 10 loài rắn độc nguy hiểm nhất thế giới

Rắn biển Belcher.

Thuộc họ rắn hổ, được được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1849. Loài rắn này có Lượng độc của cực mạnh, được ghi nhận là LD50 = 0,0001 mg. (LD50 liều gây chết trung bình cho một nửa cá thể làm thí nghiệm).

Rắn đuôi chuông.

Khi bị cắn, chất độc tiết ra từ răng nanh của chúng sẽ ngấm thẳng vào vết cắn, thấm vào máu, làm vỡ các tế bào thành mạch máu và xuất hiện hiện tưởng chảy máu trong cực kỳ nguy hiểm.

Rắn tử thần.

Rắn có nguồn gốc từ Australia, thường hay ngụy trang và sẽ tấn công kẻ thù nếu như bị đe dọa hay chẳng may đạp chúng nó.

Rắn Taipan nội địa.

Cũng có nguồn gốc tại Australia và nó được xem là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới dựa vào LD50. Nhưng nó khá nhát và nếu bị đe dọa nó thường hay chạy trốn hơn là cắn lại để tự vệ.

Rắn Pseudonaja Textilis.

Có nhiều tại Australia, Papua New Guine, Indonesia. Loại rắn Pseudonaja Textilis có lượng độc cực mạnh và cũng được xếp vào nhóm LD50.

Rắn cạp nia nam.

Thuộc họ rắn hổ, được phát hiện vào năm 1758 bởi nhà khoa học Linnaeus. Rắn có nhiều tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và tại Việt Nam.

Rắn Mamba đen.

Có nhiều tại châu Phi và khu vực hạ Sahara. Nọc độc của loài rắn này chứa độc tính cao, làm một người bất tỉnh dưới 45 phút. Nếu không điều trị kịp thời bằng huyết thanh kháng độc tích cực thì nạn nhân sẽ tử vong sau 7 – 15 giờ.

Rắn hổ.

Cũng là đại diện của đất nước chuột túi Australia, mà nọc độc của nó có thể giết chết nhiều người cùng lúc.

Rắn hổ mang Philippines.

Xuất hiện nhiều tại khu vực phía Bắc của Philippine. Được mô tả đầu tiên năm vào năm 1922. Đặc điểm tấn công của nó bằng hình thức phun nọc độc chết người vào nạn nhân.

Rắn Echis.

Thuộc họ Rắn lục, có nhiều tại châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Srilanka. Nạn nhân khi bị rắn cắn sẽ có thể tử vong nhanh, do độc tố  haemotoxin gây phá hủy hồng cầu, làm đông máu, suy đa tạng gây ra tử vong.

Khả năng sinh sản của rắn

Trên thế giới răn chia làm 2 thành phần: Rắn sinh con và rắn sinh trứng.

Loại rắng đẻ con không hình thành trứng (viviparous).

Loại đẻ trứng nhưng giữ trứng trong bụng cho đến khi trứng nở (ovoviviparous).

Sau khi giao phối rắn cái không thải trứng thụ tinh ra khỏi cơ thể biến hóa thành con, do đó không cần vỏ trứng để bảo vệ. Trứng thụ tinh nuôi lớn, nó không cần sinh dưỡng từ mẹ.Cách sinh này gọi là sinh con.

Rắn và trăn không có nọc độc thường đẻ ra trứng. Trứng thụ tinh thường không nằm trong ống được chất canxi bao bọc thành vò, vỏ trứng sẽ có hình dạng bầu dục, nhờ sự bảo vệ của vỏ trứng, sau hình thành con non, rắn con sẽ phá vỏ trứng để thoát ra ngoài..

Điều thuận lợi cho những loài rắn đẻ con là con rắn mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ cho trứng và bảo vệ trứng không bị tác động của những điều kiện khắc nghiệt của môi trường bên ngoài. Ở những loài rắn biển, rắn mẹ nhờ đẻ con nên không cần phải di chuyển xa hằng dặm để sinh sản trên cạn.

Rắn con đã biết bơi ngay từ khi mới sinh. Nhiều loài rắn sống trên cây cũng không đẻ trứng. Ngay từ khi lọt lòng, rắn con có thể bò khắp cùng các nhánh cây.

Điều đáng nói cho những loài rắn đẻ con là rắn mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ trong trứng và bảo vệ trứng khỏi môi trường sống khắc nghiệt.

Ở Những loài rắn biển, rắn mẹ nhờ đẻ con nên chúng không cần phải di chuyển đi xa hàng km để sinh đẻ trên cạn. Rắn con sẽ biết bơi khi vừa mới sinh ra.

Loài rắn trên cây thì không đẻ trứng mà đẻ con, từ khi vừa lọt lòng, rắn con có thể bò khắp nới trên các nhánh cây. Số lượng sinh tùy vào tùy giống loài, ví dụ rắn chuông Crotalus mỗi lứa sẽ sinh khoảng từ 5 đến 20 rắn con.

Loài rắn đối với đời sống con người.

Rắn có nhiều loài vô hại đối với con người, chúng còn giúp con người tiêu diệt loài vật gây hại cho mùa màng như chuột….cân bằng hệ sinh thái, nhưng cũng có một số loài gây phiền phức cho con người.

Những con rắn cũng không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Với bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về đặc tính cũng như môi trường sống của loài rắn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *