2053 lượt xem

Các bước nghiên cứu marketing để đặt hiệu quả cao

Trong môn học ngành kinh tế, Marketing luôn được đề cập đến là môn học có tư duy khá cao. Môn học này nhằm mục tiêu hiểu được khách hàng của công ty và các đối thủ cạnh tranh, ta phải tiến hành nghiên cứu marketing.

Việc nghiên cứu này buộc phải nắm các đặc trưng của nó, mới thu được những thông tin hữu ích và giải thích hợp lý các thông tin nhận được. Cùng đi vào phần tìm hiểu quá trình nghiên cứu marketing có những giai đoạn nào qua phần chia sẻ sau nhé!

Xác định mục tiêu nghiên cứu marketing

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Cần phải xác định mục tiêu nghiên cứu, trong giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu marketing. Mục tiêu nghiên cứu marketing là làm rõ được vấn đề thông qua việc tìm kiếm, thăm do. Trên cơ sở đó, tiến hành thu thập những tài liệu sơ bộ nào đó liên quan đến vấn đề ta đang tìm kiếm.

Thông thường, các mục tiêu cũng có thể là mục tiêu dạng mô tả, được hiểu là dự tính sự mô tả những hiện tượng nhất định. Nhưng thực tế cho thấy cũng có trường hợp là những mục tiêu tìm kiếm nguyên nhân, sau khi thông qua một số mối quan hệ nhân quả nào đó trong vấn đề đang tìm hiểu

Ví dụ: giảm thấp giá hàng hóa 15% sẽ kéo theo sự tăng lên lượng khách hàng là 7% trên thị trường.

Lập kế hoạch nghiên cứu

Trước tiên cần phải xác định loại thông tin nghiên cứu (người ký hợp đồng nghiên cứu) phải quan tâm và những biện pháp thu thập một cách có hiệu quả nhất.

Nguồn tài liệu

  1. Cấp một : đa phần là tài liệu sơ cấp, tập hợp những thông tin được thu thập lần đầu tiên trong một mục tiêu nghiên cứu cụ thể nào đó được đề xuất trong dự án nghiên cứu.
  2. Cấp hai: đa phần là tài liệu thứ cấp, tập hợp những thông tin đã có ở đâu đó, từ trước đó. Dạng này thường là thông tin đã thu thập trước đây vì mục tiêu nghiên cứu những đề tài khác.
  3. Thu thập tài liệu sơ cấp: để thu thập dạng tài liệu này, thường là ở dạng phỏng vấn, quan sát… nhà nghiên cứu có thể làm cuộc khảo sát khách hàng hoặc tìm hiểu thị phần qua việc trắc nghiệm.
  4. Thu thập tài liệu thứ cấp, nguồn tài liệu bao gồm:
  • Nguồn tài liệu nội bộ: các nguồn tài liệu về quy trình trước đó; các báo cáo lỗ, lãi về những chiến lược đã vạch báo cáo nghiệm thu các cuộc nghiên cứu trước.
  • Nguồn tài liệu ngoại yếu: các yếu tố ảnh hưởng mô hình nghiên cứu marketing trước đây; các văn hóa phẩm và ấn phẩm của các cơ quan nhà nước, sách báo chuyên ngành… liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Theo dõi các phương pháp nghiên cứu trước đây, chúng ta quan sát thấy có rất nhiều phương pháp marketing. Trong điều kiện môi trường, người nghiên cứu có thể  xem mọi người nói về hãng mình ở đâu đó; nghe và quan sát xem người ta nói gì về hàng hóa của mình, thị trường hàng hóa đó cạnh tranh như thế nào?

Có thể liệt kê một vài phương pháp sau:

Thực nghiệm: trong phương pháp này, các nhóm chủ thể có thể so sánh được với nhau nên nó là phương pháp đòi hỏi chọn lọc. Bằng cách tuyển chọn những giải thích đối lập nhau của các kết quả theo dõi, nhận định mục tiêu của sự nghiên cứu như thể khám phá mối quan hệ nhân quả giữa cái này với cái kia, thị trường này với thị trường khác.

Ví dụ: Nghiên cứu của một nhóm các doanh nghiệp có thể dùng thực nghiệm để giải đáp cho các vấn đề như: có nên tạo ra một hình ảnh mới về công ty trong tiềm thức khách hàng hay không? có thể chiết khấu trên số lượng mua được hay không, điều này có kích thích tăng lượng hang bán được hay không?

Điều tra: Đưa ra những thông tin tìm hiều về sự am hiểu, lòng tin và sự ưa thích và mức độ hài lòng của khách hang về sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng đo lường về độ bền vững vị trí của công ty trong con mắt của công chúng.

Ví dụ: Có bao nhiêu công ty, bao nhiêu người biết về doanh nghiệp, tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiêp? và tiếp đến là bao nhiêu người ưa chuộng sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong thị trường cạnh tranh?.

>>> Phân tích môi trường Marketing trong doanh nghiệp <<<

Các công cụ nghiên cứu

Phiếu điều tra hay bảng câu hỏi: những câu hỏi có thể đặt ra nhiều phương thức khác nhau là một công cụ rất linh hoạt. Theo đó, bảng câu hỏi cần được ghi chú cẩn thận về nội dung và về hình thức liên quan, tránh hướng lạc bên ngoài.

  • Về nội dung: Trong quá trình soạn thảo, lựa chọn một cách cẩn thận câu hỏi cần phải đặt ra. Khi một câu hỏi được đặt ra, nó phải có liên quan trực tiếp đến nhu cầu thông tin đang tìm kiếm để thực hiện mục tiêu của cuộc nghiên cứu một cách cụ thể và nhanh chóng.
  • Về hình thức: đa phần nên thể hiện bằng câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi nên chứa đựng toàn bộ các phương án có khả năng trả lời mà người được hỏi hiểu rõ và chỉ lựa chọn một trong số đó. Bên cạnh đó, hình thức câu hỏi mở cũng có thể được đặt ra nhằm đưa lại khả năng cho người được hỏi trả lời bằng lời lẽ và ý kiến của mình, nhưng vẫn trong phạm vị nội dung cần biết.
  • Về từ ngữ: nhà soạn thảo phải sử dụng từ ngữ đơn giản, cụ thể và không bao hàm nhiều ý nghĩa.

Phương tiện máy móc để điều tra: đây đa phần dành cho những sản phẩm dịch vụ, đòi hỏi ghi nhận cảm xúc của người tham gia nghiên cứu.

Trước tiên, nó dùng đo lường cường độ quan tâm, tình cảm của người được hỏi khi tiếp xúc với thông điệp hoặc hình ảnh quảng cáo. Dụng cụ này có sử dụng thiết bị đo độ nhớ, điện kế đo sự kích thích cảm xúc, mức độ nhìn hoặc ghi chép thông tin từ ngời được hỏi

Kế hoạch chọn mẫu

được cho là mô hình nghiên cứu marketing mà doanh nghiệp cần hình thành trước khi tiến hành nghiên cứu. Mẫu là bộ phận dân cư tiêu biểu cho toàn bộ dân cư nói chung. Doanh nghiệp phải chọn những mẫu nào mà thông tin thu thập đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra (hỏi về cái gì?, tầng lớp,số lượng người cần phải hỏi?…)

Các phương thức tiếp xúc

Qua điện thoại

  • Ưu điểm: Thu thập thông tin nhanh và đa dạng, thời gian ngắn.
  • Khuyết điểm: chỉ tiến hành được với người có điện thoại, thời gian đàm thoại ngắn, thông tin không cụ thể

Qua bưu điện:

  • Ưu điểm: câu hỏi chuẩn bị đơn giản, rõ rang
  • Khuyết điểm: không có cơ hội giải thích, nên tỷ lệ trả lời thấp, thời gian tiếp cận và nhận được kết quả khá lâu.

Tiếp xúc trực tiếp:

  • Ưu điểm: câu hỏi cụ thể, có đối tượng rõ ràng, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm, địa điểm chuẩn bị sẵn, kết quả thu về có sức ảnh hưởng lớn.
  • Khuyết điểm: có trả thù lao hoặc tặng phẩm cho người được phỏng vấn nên chi phí hơi tốn kém, phải tốn phí dịch vụ cho người đi phỏng vấn.

Thu thập thông tin

Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận thông tin, vì chưa chắc những câu trả lời là thật lòng. Phải chuẩn bị thông tin chu đáo, vì thường gặp những trở ngại như: họ từ chối tham gia, họ trả lời không thành thật… tất tần tật mọi thứ đều làm ảnh hưởng đến công việc nghiên cứu thị trường phát triển.

Xử lý phân tích thông tin

Kết quả nghiên cứu được tập hợp vào bang tổng hợp, và trên dữ liệu thu thập có thể xem xét sự phân bố của các thông tin ở mật độ cao, trung bình hay tản mạn. Đây là giai đoạn nhằm rút ra thông tin từ tài liệu thu thập được và đánh giá những thông tin đó, đưa ra kết quả quan trọng nhất.

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Tùy vào mức độ quan trọng của cuôc nghiên cứu mà đưa ra hình thức báo cáo. Nếu chỉ là điều tra thăm dò thông tin nhanh, thì báo cáo có thểtrình bày miệng.

Nếu thăm do trên quy mô lớn thì trình bày bằng văn bản. Điều quan trọng là phải tập trung vào một trình tự nhất định, cẩn thận tỉ mỉ nêu đề tài và mục đích tìm hiểu, đưa ra giả thiết và kết luận cụ thể đã đánh giá.

Nghiên cứu marketing là việc phải làm từng bước và cụ thể, tránh những thông tin phiến diện ảnh hưởng đến đánh giá kết quả. Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hình dung được các bước tìm hiểu thị trường, marketing như thế nào để có được hiệu quả cao nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *