Bão là một loại hình thời tiết cực đoan, là vấn đề đáng quan ngại đối với con người, gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng. Tại sao có bão?
Mỗi năm chúng ta thường đón nhận 40 đến 50 cơn bão đổ bộ từ các đại dương vào đất liền. Trong thời gian gần đây, trên thế giới xảy ra nhiều cơn bão lớn có sức ảnh hưởng cực mạnh, để lại nhiều thiệt hại kinh hoàng. Vậy bão hình thành và hoạt động như thế nào?
Để giải đáp các vấn đề này, trong bài viết sau 60giayonline sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất.
Bão là gì?
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển, là sự bốc hơi nước lên khí quyển tạo ra mây.
Khi áp suất giữa khí quyển và mặt đất có sự chênh lệch sẽ tạo ra gió. Những cơn gió lớn kết hợp với mưa kéo dài được gọi là áp thấp. Khi tốc độ gió của áp thấp cao hơn 62km/h sẽ tạo thành bão.
Nó được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh chạy xung quanh mắt bão, hình thành nên hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão.
Đây được xem là một vùng xoáy thuận nhiệt đới có đường kính hàng trăm km và phát triển trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.
Tại sao có bão – nguồn gốc hình thành bão
Bão chỉ hình thành ở các vùng đại dương nhiệt đới ấm áp vì ở đây dòng nước rất nóng. Nơi có nhiệt độ tối thiểu là 26 độ, có khi độ nóng này có thể ở dưới độ sâu ít nhất là 50m nước.
Khi hội tụ đủ 3 yếu tố (nhiệt, độ ẩm và động lực để tạo xoáy) sẽ là điều kiện để hình thành nên các cơn bão.
Khi không khí ấm lên gặp độ ẩm từ trên cao kết hợp gió hội tụ gần xích đạo là “nhiên liệu” cho bão hoạt động. Sự xuất hiện của những cơn mưa dông, những trận gió lốc rất mạnh luôn đi kèm với cơn bão.
Đó là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao lạnh của những đám mây mưa và bầu không khí nóng xung quanh.
Khi hai cơn mưa dông gặp nhau những luồng gió luân chuyển lên xuống không ngừng khiến không khí lạnh bị đẩy xuống thấp và đẩy khí nóng lên cao.
Quy trình này hoạt động càng nhanh khi nước càng nóng và gió cũng tăng tốc. Lúc đó, bão càng mạnh.
Ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm toả ra và bắt đầu xoay theo chiều quay của trái đất. Ở Bắc bán cầu thì quay theo chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu thì quay cùng chiều với kim đồng hồ. Khi lực xoay đủ lớn lúc đó bão sẽ mạnh nhất.
Hoạt động của bão
Khi cơn bão được hình thành, nó sẽ được tiếp năng lượng khi di chuyển qua đại dương và hút không khí nóng, ẩm nhiệt đới từ bề mặt, nhả ra không khí lạnh ở trên cao.
Tuy nhiên khi đi vào đất liền, khối không khí này gặp phải một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ do thiếu khí nóng bốc hơi, làm giảm ngưng tụ và giảm nhiệt.
Kết hợp sự ma sát với địa hình gồ ghề của mặt đất khiến tốc độ của gió giảm tốc đi, đồng thời làm giảm độ chênh lệch áp suất khiến cơn bão suy yếu dần rồi biến mất.
Địa điểm hình thành và thời gian hoạt động của bão
Bão chủ yếu hình thành trong 3 vùng lớn trên trái đất bao gồm: vùng Đại Tây Dương và vịnh Mexico, vùng tây bắc Thái Bình Dương, vùng nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ở Bắc Bán Cầu, bão thường hoạt động mạnh từ tháng 6 đến tháng 11 (mùa Thu), còn ở Nam Bán Cầu nó chủ yếu hoạt động từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau (mùa Hè.
Do trong những thời điểm này là dịp hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão.
Các cấp độ bão
Dựa vào đặc tính và kích thước của mỗi cơn bão mà người ta chia ra các loại bão khác nhau. Có những cơn bão rất nhỏ chỉ vài dải mưa, gió.
Nhưng cũng có những cơn bão rộng lớn với hơn với hàng trăm hoặc lên tới hàng ngàn dặm.
Có 3 cấp độ bão:
- Bão áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió nhỏ hơn 61 km/giờ.
- Bão nhiệt đới: tốc độ của gió từ 62-118 km/giờ.
- Siêu bão: tốc độ của gió có thể lớn hơn 119 km/giờ.
Các thiệt hại do bão gây ra
Sau mỗi đợt đổ bộ, bão thường để lại những hậu quả nghiêm trọng về người và của. Biểu hiện rõ nhất là các cơn mưa lớn như trút nước gây ra lũ lụt tàn phá nặng nề các khu vực ở gần tâm bão.
Ngoài ra, gió lốc rất mạnh hoặc lốc xoáy kèm theo tốc độ cao có nguy cơ sẽ phá hủy các hệ thống cơ sở, vật chất những công trình nhân tạo lẫn cấu trúc tự nhiên.
Nếu cơn bão kết hợp với thủy triều dâng cao, có thể gây xói mòn bờ biển và lũ lụt trên diện rộng cho đất liền gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Sự nổi giận của thiên nhiên với các cơn bão đổ bộ là một trong những nguyên tàn phá tài nguyên rừng, phá hủy môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, … dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, cần có những biện pháp để bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Lời kết
Bão là hiện tượng của thiên nhiên nên chúng ta khó lòng kiểm soát được những tác hại mà nó gây ra.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, người ta có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của bão để có biện pháp phòng tránh.
Và kịp thời ngăn chặn những hậu quả xảy ra ngoài mong muốn. Như vậy, các bạn đã tìm hiểu xong những vấn đề có liên quan đến bão.
Biết được tại sao có bão cũng như sự hình thành, phát triển và cách thức hoạt động của nó như thế nào rồi.
Hãy theo dõi chuyên mục “ Tại sao” của chúng tôi để khám phá nhiều bất ngờ thú vị của thế giới tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua.
Leave a Reply