• Trang chủ
  • Tại Sao
  • Hé lộ nguyên nhân tại sao ngủ ngáy và cách điều trị căn bệnh này
1025 lượt xem

Hé lộ nguyên nhân tại sao ngủ ngáy và cách điều trị căn bệnh này

Tại sao ngủ ngáy

Tại sao ngủ ngáy là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi nó không chỉ gây khó chịu cho người xung quanh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Muốn khắc phục được căn bệnh này hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh.

Tại sao khi ngủ lại ngáy

Khi ngủ chúng ta phát ra âm thanh qua đường thở được gọi là tật ngủ ngáy.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do không khí được đi tới vùng họng sau và trải qua qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên vì thế mà phát ra tiếng ngáy. Vùng hẹp cũng bao gồm cả vùng mũi, miệng hoặc ở cổ họng.

Trong cuộc nghiên cứu tại Canada với hơn 2.000 người thì có khoảng hơn 70% đàn ông trong số đó có tật ngáy ngủ, và hơn 50% phụ nữ cũng có tật này.

Bệnh ngủ ngáy

Ngủ ngáy được chia làm 3 cấp độ dựa theo triệu chứng của bệnh:

  • Cấp độ 1- tiếng ngáy nhỏ và ít khi ngáy. Nếu nằm nghiêng tình trạng này sẽ ngưng.
  • Cấp độ 2 – tiếng ngáy to hơn và nhiều hơn. Khi nằm ngủ ở tư thế nào vẫn cứ ngáy.
  • Cấp độ 3 – tiếng ngáy rất to ở tất cả tư thế nằm ngủ. Kèm theo triệu chứng như nghẹt thở nhất thời khiến người bệnh tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Đây là mức độ gây nguy hiểm nhất cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Ngáy do lưỡi: Do đường hô hấp bị tổn thương phần cơ và dây thần kinh khiến chúng dễ bị sập xuống. Vì thế, khiến đường thở và khiến mô lưỡi bị rung, gây tắc nghẽn đường thở, làm phát ra âm thanh khi ngủ.
  • Lỗ mũi nhỏ: Đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bạn khó thở bằng đường mũi. Vì vậy, khi ngủ bạn sẽ thở bằng miệng và gây ra tiếng ngáy.
  • Thở bằng miệg: Do không khí sẽ bị va vào mặt sau họng khi thở bằng miệng, nên các mô mềm bị rung lắc mạnh phát ra âm thanh ngáy khi ngủ.
  • Bệnh dị ứng: Các bệnh dị ứng liên quan đến mũi (như viêm mũi dị ứng) có thể gây nghẹt mũi, khó thở. Do đó, khi ngủ người ta thở bằng miệng và tạo ra tiếng ngáy.
  • Tư thế ngủ: Khi nằm ngửa, bạn dễ bị ngáy hơn nằm nghiêng do tác động của trọng lực lên đường hô hấp. Khi đó phần lưỡi và vòm miệng sẽ bị tụt ra phía sau khu vực cổ họng, gây hẹp đường thở.
  • Hút thuốc: Theo kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc có tật ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Do niêm mạc họng và khoang mũi bị  kích thích bởi khói thuốc lá dẫn đến sưng và viêm, mũi bị tắc khiến bạn thở bằng mũi khó khăn. Đối với những không hút thuốc nhưng hít phải nhiều khói thuốc từ người khác hút cũng có nguy cơ ngủ ngáy.
  • Uống rượu: Ngoài tác dụng an thần, giảm đau và giúp bạn thư giãn. Làm cho cơ sau họng bị chèn ép phát sinh ra tiếng ngáy. Bên cạnh đó, các loại thuốc ngủ, thuốc an thần cũng gây ra ảnh hưởng tương tự.
  • Thừa cân: Trường hợp này thường gặp nhiều ở nam giới, do họ có xu hướng tăng cân ở khu vực cổ, khác với nữ giới. Do đó, khi ngủ các mô mỡ quanh cổ họng sẽ chèn ép đường thở làm cho không khí khó lưu thông hơn. Vì vậy dễ phát ra tiếng âm thanh lớn khi ngủ.
  • Các yếu tố di truyền hay dị tật bẩm sinh khác như: cổ họng hẹp, cuống lưỡi to hay cuống họng dài… cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ ngáy.

 

Nguyên nhân gây ngáy khi ngủ

Ngoài bị ngủ ngáy khi ngủ, có bao giờ bạn bị bóng đè chưa? Chắc hẳn  ai cũng ít nhất một lần bị bóng đè. Vậy bạn có muốn biết tại sao lại xảy ra hiện tượng này và làm cách nào để khắc phục, hãy theo dõi ngay bài viết sau: Tại sao bị bóng đè và cách hóa giải như thế nào?

Tác hại của bệnh ngáy ngủ

Ngủ ngáy không chỉ gây khó chịu cho người thân xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Làm nghẹt khí quản, thêm nữa phổi và não bị thiếu dưỡng khí, người bệnh rất dễ bị ngưng thở khi ngủ.

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng và bạn sẽ không có được giấc ngủ ngon.

Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bênh nhân khiến họ trở nên mệt mỏi, giảm năng suất học tập và làm việc, không tập trung, nếu kéo dài sẽ làm suy giảm trí nhớ.

Nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác bao gồm: tăng huyết áp, tim loạn nhịp, suy giảm sinh lý, bệnh nhồi máu cơ tim, đột tử trong khi ngủ,…

Tác hại của bệnh ngủ ngáy

Cách chữa trị bệnh ngủ ngáy

Phương pháp điều trị cơ bản

  • Đối với người béo phì cần thự chiện giảm cân hợp lý thông qua chế độ ăn uống có khoa học.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, không chỉ giúp giảm cân mà còn tăng lượng oxy cho não.
  • Tránh uống rượu, bia và các chất kích thích 4 tiếng trước khi ngủ
  • Không nên dùng thuốc ngủ, thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào khiến các cơ bắp trong cuống họng bị chùng xuống.
  • Hạn chế ăn nhiều trong bữa tối.
  • Điều trị dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng và nâng đầu lên cao khoảng 13cm khi ngủ để dễ thở hơn.
  • Đối với các bênh nhân bị các biến chứng ở tim và phổi, cần được đeo máy bơm không khí cao áp, để đưa không khí vào mũi và phổi, giúp việc hô hấp được bình thường.
  • Sử dụng dụng cụ nha khoa để hàm ếch không bị chùng xuống và làm cho lưỡi nhỏ lại để không bị bít khí quản.
  • Với các trường hợp ngủ ngáy ở cấp độ nặng, nên cho bệnh nhân thở oxy trong khi ngủ. Cách này có hiệu quả rất tốt nhưng sẽ gây bất tiện cho bệnh nhân khi ở nơi tạm trú hoặc đang di chuyển trên đường.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, thì bạn cần phải thự chiện phẫu thuật để làm rộng những vị trí hẹp gây nên bệnh ngủ ngáy.

Ngày nay với sự phát triển tiên tiến của nền y học có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau.

  • Phẫu thuật bằng laser: Đây là một trong số giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đốt cháy các phần mềm cuống họng mà không cần thuốc gây mê, thời gian điều trị nhanh chỉ điều trị khoảng 3-5 lần đã có tác dụng ngay.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng giải phẫu mở rộng đường họng, chích cuống họng, cuống lưỡi, cắt amiđan để giúp tăng cường sự lưu thông cho đường hô hấp. Đây là thủ thuật phức tạp hơn cách làm trên và vết mổ lâu lành hơn.
  • Ngoài 2 phương pháp trên, còn có thêm phương pháp nâng màng hầu PET. Vừa đơn giản, ít xâm lấn, hiệu quả và an toàn hiệu cao trong điều trị bệnh ngủ ngáy.

Điều trị bênh ngáy ngủ để có được giấc ngủ ngon

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong các nguyên nhân tại sao ngủ ngáy, những mối nguy hại mà nó gây ra, cũng như các điều trị căn bệnh phổ biến này như thế nào rồi.

Nếu thấy bài viết hay thì chia sẻ ngay cho những người thân của bạn để biết cách chữa trị ngay nhé và xem thêm các nội dung hấp dẫn được 60giayonline tổng hợp tại đây: https://60giayonline.com/tai-sao

CHIA SẺ NGAY BÀI VIẾT LÊN MXH
Share on Facebook
Facebook
0Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin
Pin on Pinterest
Pinterest
0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *