Đối với tất cả phụ nữ thì kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, xem ngay cách chữa kinh nguyệt không đều này nhé.
Sẽ tùy vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có đều hay không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của 60giayonline để có thể tường tận những vấn đề xoay quanh kinh nguyệt nhé!
Một số nguyên nhân làm cho kinh nguyệt không đều
Đau bụng kinh
Tùy thể trạng từng người mà cơn đau sẽ khác nhau
Có vô số chị em phụ nữ trong suốt thời gian bị hành kinh bị đau bụng kinh, nhưng mức độ đau ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
Có người sẽ đau bụng rất dữ dội trong suốt những ngày hành kinh, không thể làm được bất cứ việc gì và phải sử dụng thuốc giảm đau.
Có người đau bụng nhè nhẹ trong ngày đầu tiên bị hành kinh, chỉ cần chườm ấm bụng là sẽ ổn. Có người may mắn, hoàn toàn không đau bụng, hay mệt mỏi một chút nào.
Rong kinh
Là chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trên 1 tuần, và lượng máu mất khá nhiều, hơn 80ml.
Nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, cơ thể bị thay đổi các hormone nội tiết, mắc một số bệnh phụ khoa như u sơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Rong kinh nếu không kịp thời chữa trị sẽ rất nguy hiểm, nhẹ sẽ khiến chị em phụ nữ bị ngất, nặng sẽ ảnh hưởng tới tính mạng do cơ thể mất máu quá nhiều.
Kinh nguyệt đến muộn
Kinh nguyệt thường đến muộn do nhiều nguyên nhân
Dù cho đã đến ngày hành kinh, nhưng kinh nguyệt vẫn chưa chịu xuất hiện là điều khiến chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. Thời gian kinh nguyệt hàng tháng tới muộn có thể lên đến 7-10 ngày.
Ngoại trừ loại bỏ vấn đề chậm kinh do có thai thì sử dụng thuốc điều trị trong trong quá trình kinh nguyệt như nhiễm khuẩn cổ tử cung, mất cân bằng nội tiết, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tuyến giáp, đa nang buồng trứng…đều có thể là lý do khiến kinh nguyệt tới muộn.
Kinh nguyệt đến sớm
Kinh nguyệt hàng tháng tới sớm cũng là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều. Có thể mới giữa chu kỳ mà đã tiếp tục có kinh, hoặc kinh nguyệt tới sớm hơn từ 7-10 ngày.
Không ít chị em phụ nữ kinh nguyệt tới sớm là do áp lực công việc, buồn chán, lo lắng, căng thẳng, hoặc cũng có thể mắc các bệnh về phụ khoa như u sơ tử cung, viêm, ngứa âm đạo…
Chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường cảnh báo nhiều nguy hiểm
Chu kỳ kinh nguyệt được gọi là đều đặn sẽ kéo dài khoảng 28 ngày. Và sẽ được xem là không đều nếu như kéo dài hơn 35 ngày, ít hơn 21 ngày.
Nếu như hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì chị em phụ nữ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để kiểm tra sức khỏe và được chữa trị kịp thời.
Lượng máu khi hành kinh ra quá nhiều hoặc quá ít
Thời gian hành kinh chỉ dưới 2 ngày và ra nhỏ giọt là lượng máu kinh quá ít.
Thời gian hành kinh kéo dài từ 7-10 ngày và ra từ 80ml-100ml là lượng máu kinh quá nhiều.
Màu máu kinh không bình thường
Máu kinh có màu đỏ thẫm được xem là bình thường, chị em phụ nữ cần phải đặc biệt lưu tâm nếu như máu kinh có màu:
- Máu kinh màu đỏ tươi: Cơ thể bị lạnh hoặc là bị nóng.
- Máu kinh màu đen sẫm: Bị mắc các chứng bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc bị nhiễm trùng.
- Máu kinh màu nâu đen: Rối loạn hormone progesterone và estrogen làm cho lớp nội mạc bên trong tử cung bị dày lên
- Máu kinh màu xám: Chế độ ăn thuốc không đủ dinh dưỡng hoặc bệnh đái tháo đường.
Tác hại khôn lường khi kinh nguyệt không đều
Khi kinh nguyệt không đều chị em phụ nữ sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, tính tình dể nổi nóng…
Và vùng kín có thể bị mắc các chứng bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung…Những bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm loét hoại tử, ung thư, vô sinh…
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm
Kinh nguyệt không đều sẽ làm cho ngày rụng trứng thất thường, rất khó tính được thời điểm rụng trứng để thụ thai, kết quả là sẽ chậm có con.
Kinh nguyệt thất thường, sẽ làm cho người phụ nữ bị ra quá nhiều máu, kéo dài ngày hành kinh dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu máu, gây chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.
Khi kinh nguyệt xuất hiện không đều sẽ khiến chị em luôn lắng, không biết khi nào ngày đèn đỏ sẽ đến để chuẩn bị. Đặc biệt là sẽ bất an về tình trạng sức khỏe sinh sản của chính mình.
Chữa kinh nguyệt không đều bằng thuốc nam
Nghệ vàng
Nghệ vàng
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá ích mẫu, nghệ vàng cắt lát mỏng phơi khô rồi sao qua.
- Thực hiện: Cho tất cả nguyện liệu đã chuẩn bị vào một cái siêu đất hoặc siêu điện, rót vào 3 chén nước và đun với lửa nhỏ. Đun tới khi nào nước thuốc chỉ còn khoảng 1 chén thì đã hoàn thành.
- Uống thuốc khi còn ấm và uống trước khi ăn 2 giờ. Mỗi tháng uống từ 3-5 thang, uống trước khi bị hành kinh từ 7-10 ngày. Chị em phụ nữ có cơ thể quá yếu ớt thì không nên sử dụng thuốc.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Đào nhân 8g, ích mẫu 16g, sinh địa 12g, xuyên khung 8g, nghệ vàng 8g, kê huyết đằng 16g.
- Thực hiện: Mỗi ngày uống 1 thang, liên tục 2-3 tuần và uống trước khi bị hành kinh. Uống vài liệu trình, cho tới khi nào thấy kinh nguyệt đều đặn hơn thì có thể ngưng.
Rau diếp cá
Rau diếp các rất dễ tìm
Ưu điểm của phương pháp này là rau diếp cá rất dễ chế biến, dễ tìm, dễ sử dụng và an toàn đối với sức khỏe.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cá
- Thực hiện: Bài thuốc này rất đơn giản và dễ thực hiện, rửa rau diếp cá bằng nước muối pha loãng cho thật sạch. Sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn, vắt lấy nước diếp cá uống, nếu thích có thể cho thêm một ít đường cho dễ uống.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 30g ngải cứu, 40g rau diếp cá.
- Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, rau diếp cá bằng nước muối pha loãng, dùng chày giã thật nhuyễn. Cho một ít nước sôi để nguội vào rau diếp cá và ngải cứu đã giã nhuyễn rồi lọc lấy phần nước.
- Uống đều đặn 2 lần trong 1 một ngày, liên tục trong 5 ngày, và uống trước khi hành kinh 10 ngày.
Bài thuốc 3
- Ăn sống hoặc có thể luộc rau diếp cá để đạt được hiệu quả nhanh hơn.
Ngải cứu
Ngải cứu mang nhiều tác dụng chữa bệnh
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Ngải cứu tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch lá và thân của ngải cứu tươi bằng nước muối pha loãng, rồi vớt ra rổ cho thật ráo nước. Đun sôi 500ml nước với 200g ngải cứu tươi, mỗi ngày uống 3 lần. Để tác dụng của ngải cứu được phát huy tối đa thì trước khi uống nên hâm nóng lại.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Ngải cứu khô 5g, ích mẫu khô 5g, cam thảo.
- Thực hiện: Cho cả 3 nguyên liệu vào một ly nước sôi và hãm như trà. Uống mỗi ngày 3 lần khi thuốc còn ấm, bắt đầu uống trước khi hành kinh 1 tuần, uống tới khi nào sạch kinh thì ngưng.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: Ngải cứu khô 10g.
- Thực hiện: Đun sôi 200ml nước với 10g ngải cứu khô trong thời gian khoảng 10 phút. Cho tới khi nào thấy nước cạn còn phân nửa thì chia ra làm 2 phần, uống trong 1 ngày.
- Để thuốc có thể mang lại tác dụng tốt nhất thì nên uống khi bụng đói. Và uống khi đang bị đau bụng kinh, thuốc sẽ giúp giảm cơn đau.
Bài thuốc 4
- Chuẩn bị: Ngải cứu tươi.
- Thực hiện: Dùng ngải cứu như rau trong các bữa ăn hàng ngày, có thể chế biến thành một số món ăn vừa ngon lại vừa giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt như: Trứng hấp ngải cứu, gà hầm ngải cứu, canh ngải cứu…
Mùi tây
Từ lâu mùi tây được xem là1 phương pháp hữu ích trong điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Hạt rau mùi khô 6g
- Thực hiện: Rửa sạch hạt mùi khô, rồi đun sôi với 600ml nước. Đun cho tới khi nào nước sắc lại còn khoảng 300ml là hoàn thành. Uống khi còn ấm và có thể cho vào một ít đường để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày đều đặn uống 3 lần, liên tục từ 5-7 ngày sẽ giúp chị em phụ nữ không còn đau bụng khi bị hành kinh và kinh nguyệt cũng sẽ đều hơn.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 1 nắm lá rau mùi tươi.
- Thực hện: Rửa sạch lá rau mùi bằng nước muối pha loãng rồi dùng chày giã nhuyễn. Sau đó cho 75ml nước lọc vào lá rau mùi đã giã nhuyễn, trộn đều lọc lấy nước uống.
- Uống mỗi ngày trước khi bị hành kinh, sau 3-4 ngày hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện dần.
Hoa hướng dương
Theo như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì hạt hướng dương chính là một nguồn cung cấp vitamin E  rất dồi dào, trong 1 hạt hướng dương có chứa tới 7,4 mg vitamin E/1 ounce.
Chúng được các chuyên gia dinh dưỡng ví như là một loại “vitamin sinh sản”, bởi những lợi ích mà chúng mang lại cho người sử dụng trong vấn đề điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cực kỳ hiệu quả.
==>> Xem thêm ý nghĩa của hoa hướng dương trong tình yêu
Dùng phương pháp đông y chữa kinh nguyệt không đều
Đông y có nhiều cách chữa kinh nguyệt không đều
Chữa rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ
- Dấu hiệu: Một tháng bị hành kinh 2 lần, và không đúng với ngày kinh, mỗi kỳ bị vài ngày, máu kinh ra ít, màu đỏ thẫm, hoặc có thể đỏ tươi, lẫn máu cục, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mỏi mệt rã rời, lưỡi đỏ và đôi khi có nốt tím.
- Bài thuốc: Đào nhân 8g, Xuyên khung 12g, Ô dược 12g, Bạch thược 12g, Xuyên quy 12g, Huyền hồ sách 8g, Cam thảo 6g, Hương phụ 10g, Sinh địa 16g, Hồng hoa 8g.
- Cách dùng: Mỗi ngày nấu 1 thang, chia ra 3 lần uống.
Chữa rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt
- Dấu hiệu: Máu cục, ngũ tâm phiền nhiệt, kinh nguyệt bị ra trước chu kỳ, máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, không có máu cục, ra lượng nhiều, chất lưỡi đỏ, mạch sắc, khát nước, rêu lưỡi vàng, người hay choáng váng.
- Bài thuốc: Thạch cao 12g, Bạch thược 12g, Hồng hoa 8g, Đan bì 12g, Hoàng cầm 10g, Bạch linh 12g, Đào nhân 8g, Địa cốt bì 12g, Sinh địa 16g, Hoàng bá 10g.
- Cách dùng: Mỗi ngày nấu 1 thang, chia ra 3 lần uống.
Chữa rối loạn kinh nguyệt do can uất
- Biểu hiện: Ngực sườn đầy tức, bụng trướng trước khi hành kinh, kinh nguyệt ra trước kỳ, chất lưỡi đỏ, đau hai bên mạn sườn, mạch huyền sắc, sắc kinh đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, người hay choáng váng, ra kinh có lẫn máu cục, rêu lưỡi vàng.
- Bài thuốc: Sài hồ 10g, Bạch thược 12g, Đào nhân 8g, Bạch truật 12g, Hương phụ 10g, Đương quy 12g, Hoàng cầm 10g, Cam thảo 6g, Bạch linh 12g, Hồng hoa 8g, Bạc hà 8g, Đan bì 10g.
- Cách dùng: Mỗi ngày nấu 1 thang, chia ra 3 lần uống.
Điều trị kinh nguyệt không đều bằng phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp đơn giản ai cũng thực hiện được
Tư thế chuẩn bị
Nằm ngửa trên giường thật thoải mái, hai mắt khép lại, hô hấp đều. Lòng bàn tay trái xếp nằm chồng lên phần mu bàn tay phải, lòng bàn tay phải thì đặt nằm lên trên phần bụng dưới. Và nằm yên thả lỏng cơ thể thư giãn từ 1-3 phút.
Massage phần bụng dưới
Thực hiện: Lòng bàn tay trái xếp nằm chồng lên phần mu bàn tay phải, lòng bàn tay phải thì đặt nằm lên trên phần bụng dưới. Dùng lực vừa đủ xoa vòng tròn theo như chiều kim đồng hồ, rồi sau đó xoa đảo ngược lại.
Lặp lại động tác từ 1-3 phút, cho tới khi nào cảm thấy cùng da bụng dưới hơi ấm lên thì có thể ngừng lại.
Tác dụng: Tráng dương cùng với ích khí, làm cho máu kinh di chuyển xuống dưới dễ dàng hơn.
Massage quanh rốn
Thực hiện: Lòng bàn tay trái xếp nằm chồng lên phần mu bàn tay phải, lòng bàn tay phải thì đặt nằm dưới phần rốn.
Dùng lực vừa đủ, xoa vòng tròn xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ từ 1-3 phút. Cho tới khi nào cảm thấy vùng da bụng hơi ấm lên thì có thể ngừng lại.
Tác dụng: Điều hòa khí huyết, bài trừ hàn khí ra khỏi cơ thể chị em phụ nữ.
Bấm huyệt Quan Nguyên
Huyệt quan nguyên
Xác định vị trí: Huyệt nằm cách rốn khoảng 7-8cm, trên đường trục giữa của cơ thể.
Để có thể tìm được vị trí chính xác của huyệt thì các bạn hãy đặt 4 ngón tay lên bụng. Sao cho ngón tay thứ nhất chạm tới phần rốn, và vị trí mà ngón tay thứ tư chạm tới ở phía dưới chính là huyệt Quan Nguyên.
Thực hiện: Tay phải nắm lại thành nấm đấm, ngón tay cái duỗi thẳng ra. Phần mặt trong của ngón tay cái đặt nằm trên huyệt Quan Nguyên, dùng sức vừa đủ, ấn xuống khoảng thời gian từ 0,5-1 phút.
Tác dụng: Giúp làm giảm cơn đau bụng khi hành kinh, bồi bổ gan thận.
Bấm huyệt Thận Du
huyệt Thận Du
Xác định vị trí: Huyệt này nằm ở dưới gai của đốt sống lưng thứ ai, rồi sau đó đo ngang ra khoảng 1,5 đốt ngón tay.
Thực hiện: Hai tay chống vào phần eo, bốn ngón nắm vào phần thắt lưng, còn ngón tay cái đặt nằm lên huyệt Thận Du. Dùng sức vừa đủ, ấn xuống khoảng thời gian từ 0,5-1 phút.
Tác dụng: Giúp cơ thể điều hòa khí huyết, kiện vị, bổ tỳ.
Bấm huyệt Huyết Hải
Xác định vị trí: Huyệt này nằm ở phần đùi trong, từ xương bánh chè của đầu gối, đo lên trên khoảng 4-5cm là huyệt Huyết Hải.
Thực hiện: Xoa bóp huyệt Huyết Hải bằng ngón tay với lực vừa đủ trong khoảng thời gian 0,5-1 phút.
Tác dụng: Giúp giảm đau, tuần hoàn máu thông suốt, đả thông kinh lạc, tán ứ.
Lưu ý
Ben cạnh một số phương pháp kể trên thì các chị em phụ nữ nên chú ý duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Cùng với tự tạo một thói quen sinh hoạt khoa học để chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra được ổn định hơn.
==>> Xem thêm Ý nghĩa của các loài hoa may mắn trong phong thủy
Trong kỳ hành kinh, các chị em phụ nữ nên tránh chuyện quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín đúng cách, không tắm bồn và bơi lội, không vận động mạnh, đặc biệt là phải ngủ đúng giờ, đủ giấc, cố gắng giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tích cực.
Leave a Reply