2978 lượt xem

Marketing quốc tế là gì – Cơ hội thách thức ra sao?

Marketing Quốc tế

Theo nhu cầu xuất nhập khẩu hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ marketing thị trường trong nước mà còn phải đẩy mạnh ra cả quốc tế. Vậy thì khái niệm về marketing quốc tế là gì? Chưa có một khái niệm cụ thể, nhưng nhiều nhà nghiên cứu thị trường của Việt Nam đã xem xét đánh giá và đưa ra vài nhận định sau.

Định nghĩa marketing quốc tế là gì?

Marketing quốc tế là gì? Theo American Marketing Association, viết tắt là AMA đây quá trình đa quốc gia về việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chiến lược 4P trong marketing – sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến. Mục tiêu là nhằm thoả mãn nhu cầu các tổ chức và cá nhân thông qua trao đổi thông tin.

Sự thay đổi môi trường dẫn đến những sự khác biệt giữa IM và NM: IM có sự tham gia của các chủ thể khác nhau, còn khách thể là hàng hoá quốc tế, tiền tệ được sử dụng là ngoại tệ. Hơn nữa, hành trình kéo dài, vòng đời sản phẩm dài, kế hoạch hoá chiến lược dài hơn… Nói cách khác, đây chính là hoạt động marketing xuyên lục địa, đa quốc gia.

Đặc biệt là IM nhìn chung là phức tạp, khó khăn hơn. Luôn phải tính đến sự can thiệp của chính quyền sở tại, tính đa dạng của thị trường bên ngoài và các kĩ năng chuyên biệt buộc phải có …

Môi trường marketing quốc tế bao gồm những gì?

Bao gồm 2 loại chính:

  • Marketing xuất khẩu: nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài, mục tiêu chủ yếu doanh nghiệp đặt ra là xuất khẩu.
  • Marketing toàn cầu: Khác biệt cần chú ý là không còn tồn tại khái niệm thị trường nước ngoài mà chỉ có thị trường ở các vùng khác nhau trên thế giới với các công ty đa quốc gia. Theo đó, đa phần một số hãng lớn theo đuổi mục tiêu là một phân đoạn hay cả thị trường thế giới nên việc marketing cũng được mở rộng mạnh mẽ hơn.
    Ví dụ: Mục tiêu chiến lược marketing quốc tế của trung nguyên là cả thị trường thế giới.

Marketing Quốc tế

Nguyên nhân ra đời

Thành tựu Cách mạng khoa học kĩ thuật

  • Nhu cầu con người cần ngày càng phong phú và tinh tế hơn do mức sống tăng.
  • Khả năng kết nối các quan hệ trên thế giới mạnh mẽ, làm tăng tính đồng nhất của thị trường cạnh tranh quốc tế.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động toàn cầu hoá của nền kinh tế, thậm chí đến mỗi doanh nghiệp kinh doanh khiến họ cần thay đổi.

Sự bảo hộ sản xuất nội địa của chính phủ các quốc gia:

  • Các doanh nghiệp phải kích thích cầu thị trường thì mới bán được sản phẩm
  • Nhằm tránh rào cản bảo hộ, dẫn đến việc thúc đẩy sự hình thành của các công ty xuyên quốc gia.
  • Thực lực của các công ty được bảo hộ thì yếu kém trong khi thị trường trong nước ngày càng nhiều cạnh tranh và triệt tiêu những doanh nghiệp không có lợi thế.
  • Thoát khỏi tình trạng bão hoà và suy thoái, thoát khỏi những hạn chế của thị trường trong nước là điều doanh nghiệp muốn.

Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia:

  • Xuất phát từ lợi thế kinh tế quy mô, tính chất của thị trường lớn; yếu tố cần kể đến là vòng đời sản phẩm và sự đa dạng của thị trường.
  • Các doanh nghiệp thực sự đủ lực để tiến hành các công tác IM quy mô lớn.

Khó khăn từ môi trường thay đổi

Trong khi kiến thức về những yếu tố tồn đọng của doanh nghiệp ít hơn thì các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế lại phức tạp hơn.

Nó không chỉ về số lượng, mà còn đa dạng hơn về chất lượng. Doanh nghiệp phải xác định: cần tìm hiểu, cần thích nghi như thế nào… khi quyết định tham gia cuộc chơi; nếu không sẽ phải thất bại khi không hiểu rõ thị trường.

Các câu hỏi cơ bản doanh nghiệp phải trả lời khi quyết định làm IM

  • Môi trường IM như thế nào? nên hay không nên thâm nhập, thị trường nào là cần thiết?
  • Phương pháp thâm nhập
  • Chương trình cụ thể M.Mix: cần làm gì? Làm như thế nào?
  • Cơ cấu bộ phận IM

Doanh nghiệp phải lường trước: nguy cơ và khả năng thất bại ở thị trường thế giới là cao hơn, phải chấp nhận rủi ro khi quyết định IM.

Cần biết rõ mức chi phí cho IM cũng cao hơn NM và có khả năng làm cạn kiệt các nguồn lực của công ty; việc chuẩn bị tâm lý khoảng cách và sự phức tạp về môi trường… là buộc phải có.

>>> Xem NGAY Bài Viết: Tại sao nên tham gia Affiliate marketing tại việt nam

Những thách thức trong môi trường marketing quốc tế

Thông thường, người làm marketing sẽ khó nắm rõ được tình hình hoạt động của thị trường nước ngoài. Do đó, họ cần nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi lên kế hoạch xâm nhập vào thị trường mới. Nên đối với marketer thì Marketing quốc tế sẽ gây ra một số khó khăn, thách thứ như sau:

  • Độ khó trong cạnh tranh
  • Những rào cản pháp lý
  • Sự kiểm soát của nhà nước, pháp quyền
  • Sự khác biệt trong hành vi mua sắm của khách hàng
  • Khoảng cách đại lý
  • Điều kiện thời tiết khí hậu không giống nhau

Đây là những thách thức chủ yếu của marketer. Việc kiểm soát các nhân tố kể trên là điều không thể bởi nó nằm ngoài khả năng của ngưòi làm marketing.

Vì thế, để tạo ra một thị trường vững mạnh ở môi trường marketing quốc tế là việc làm rất khó. Do đó, nhà quản trị marketing tốt sẽ phải biết cân nhắc và nên biết cần tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát thay vì những thứ ngoài tầm với.

Từ đó, phải biết chấp nhận các điều kiện hiện tại có lợi cho quá trình hoạt động của họ ở nước ngoài, cũng như phải lường trước được những kết quả có thể tạo ra bởi hành động của họ. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho những marketer muốn trải nghiệm mình ở một môi trường mới.

Nhận định về marketing quốc tế là gì với các doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ, thông tin chưa được tổng hợp cụ thể. Trên đây chỉ là nhận định chính của các chuyên gia sau khi theo dõi tìm hiểu thị trường. Hi vọng là nó sẽ hỗ trợ được bạn trong chiến lược marketing cho công ty của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *