1615 lượt xem

Thông tin đầy đủ nhất về con kiến

con kiến

Loài kiến là loài vật có số lượng nhiều nhất trên thế giới và rất chăm chỉ. Chúng ta cùng khám phá về đặc tính, môi trường sống cũng như cách sinh sản của chúng nhé.

Con kiến có tên tiếng anh là : Ant

Phân loại con kiến và thức ăn của chúng

Kiến có họ hàng với loài ong, kiến thuộc bộ Hymenoptera, trên thế giới có khoảng 12.500 loài kiến khác nhau. Kiến tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Sự tiến hóa của con kiến vào khoảng từ giữa kỉ Phấn Trắng (Creta) từ năm 130 đến 180 triệu năm về trước. Kiến gồm rất nhiều giống loài khác nhau, kiến trở thành loài vật thống trị trái đất từ 60 triệu năm về trước.

Loài kiến là loại động vật có tính đoàn kết khá cao, sống theo bầy đàn chúng có thể tụ tập sống chung cùng nhau lên tới hàng triệu con. Mặc dù tổ kiến có tới hàng triệu con nhưng lại giống như 1 tổ chức thống nhất bảo vệ và liên thủ với nhau.

Một tổ kiến có cá thể đứng đầu được gọi là “ Kiến Chúa” và các kiến thợ. Những con kiến chúng ta hay thấy đó chính là kiến thợ. Kiến thợ có nhiệm vụ sau :

  • Canh gác tổ mỗi ngày.
  • Đi tìm thức ăn về
  • Vận chuyển vật liệu đào đất xây tổ
  • Chăm sóc cho kiến chúa.
  • Ấp trứng
  • Chuyển trứng
  • Chăm Nuôi kiến con

Thức ăn của kiến rất đa dạng, một số loài kiến ăn hạt giống, động vật khác, nhưng cũng có loài kiến ăn cả nấm….. hầu hết loài kiến thích đồ ngọt, mật của rệp rừng.

Đặc điểm về con kiến

Con kiến có kích thước từ 0,5 đến 52 minimet (0,030 đến 2,0 in). Kiến chúa có chiều dài trung bình thừ 6 cm. Con kiến có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng hầu như loài kiến có màu đỏ hoặc màu đen, có một số loài màu lục. Ở các vùng nhiệt đới thì có màu kim loại, có rất nhiều loài kiến khác nhau, đa dạng nhất là ở vùng nhiệt đới.

Con kiến có cặp râu gấp khúc khác biệt. Cơ thể chia thành 2 phần riêng biệt, phần eo giữa nhỏ gọn, eo kiến được tạo bởi 1 hoặc 2 đốt sống, bao gồm 1 khung xương ngoài để che chở toàn bộ cơ thể, 1 phần bộ phận liên kết các nhiệm vụ kết nối các cơ trên cơ thể.

Kiến không có bộ phận phổi, lượng oxy cũng được trao đổi qua loại thông qua các lỗ thông nhỏ ở trên khung xương bên ngoài cơ thể, hay còn được gọi là lỗ thở.

Kiến chia làm 3 bộ phận bao gồm đầu, ngực và bụng. Đầu kiến có 2 chiếc angten, mắt và miệng. Cần Ăngten dùng để cảm nhận mùi vị, nghe ngóng động tĩnh và cảm nhận môi trường xung quanh.

Hai chiếc cần chuyển động lên xuống nhằm định hướng mùi vị trong không khí, tìm kiếm thức ăn và nhận biệt đồng loại hay là kẻ địch. Mắt con kiến thuộc loại nhiều tròn mắt, mỗi mắt kiến có tới 6 trong nhưng cũng có loài có tới 1000 tròng mắt.

Kiến có một đôi hàm chắc và khỏe mạnh cùng với hàm dưới dùng để vận chuyển thức ăn, khiêng đồ vật hay dùng để xây tổ, tự vệ trước kẻ thù.

Ngực kiến có tới 3 cặp chân, dưới mỗi chân có dạng móc giúp loài vật này leo trèo dễ dàng hơn.  Kiến chúa và kiến đực có thêm 1 đôi cánh ở ngực dùng để giao phối. Bụng kiến là nơi tập trung rất nhiều cơ quan bao gồm cả cơ quan sinh sản.

Tập tính và đặc điểm sinh thái

Kiến có cặp râu dùng để thu thập thông tin xung quanh, khi cặp râu phát hiện thức ăn chúng sẽ đưa thức ăn về tổ để nuổi kiến chúa và kiến con. Nếu dấu tích dẫn đến nguồn thức ăn bị cắt khúc thì kiến sẽ tìm 1 con đường mới dẫn đến nguồn thức ăn đó.

Khi tìm đến nơi có thức ăn kiến sẽ để lại dấu vết để cho các con kiến khác đi theo. Chúng nhớ được vị trị của tổ nhờ tới trí nhớ địa hình cũng như là phải dựa vào vị trí mặt trời.

Sẽ có một nhóm chuyên bảo vệ tổ, chúng phát triển rất nhanh. Khi gặp kẻ địch chúng sẽ tiêm hay cắn axit vào kẻ thù để bảo vệ tổ.

Vòng đời và khả năng sinh sản của kiến

Khi thời tiết ấm áp hay oi bức  kiến sẽ bay đầy trời để tìm bạn đời. Những con kiến đực và cái đã trưởng thành đang phối giống với nhau. Khi phối giống xong, con đực sẽ bị ăn thịt và cánh cũng rụng ngay. Cơ thể chúng chính là thức ăn duy trì để cho kiến cái sản sinh.

Thật là sự hy sinh cao cả phải không bạn

Những con kiến thợ sau này lại có nhiệm vụ là đi tìm kiếm thức ăn cho kiến sinh sau và cho cả Kiến chúa nữa.

Vòng đời của kiến bắt đầu từ quả trứng. Khi trứng được thụ tinh từ kiến đực sẽ nở ra là kiến cái, nếu không thụ tinh sẽ nở ra kiến đực. Kiến có vòng đời bắt đầu gồm 4 giai đoạn  trứng -> ấu trùng -> cá thể nhông -> kiến trưởng thành.

Trong giai đoạn là ấu trùng thì lúc đó kiến không có chân nên phải phụ thuộc vào các con kiến khác để có thức ăn và nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống.

Thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu thêm về con kiến. Chúng có rất nhiều lợi ích nhưng cũng có hại cho con người. Kiến giúp tiêu diệt các con trùng có hại cho mùa màng, nhưng cũng gây nhiều phiền toái cho con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *